Kinh (Túc thái âm) tỳ

Lộ trình đường kinh

Bắt đầu từ góc trong gốc móng chân cái, chạy dọc theo đường nối da mu bàn chân và da gan bàn chân đến trước mắt cá trong, lên cẳng chân dọc theo bờ sau xương chày, lên mặt trong khớp gối, chạy tiếp ở mặt trong đùi. Lộ trình ở bụng, đường kinh chạy cách đường giữa bụng 4 thốn. Lộ trình ở ngực, đường kinh chạy theo đường nách trước rồi đến tận cùng ở liên sườn 6 đường nách giữa (đại bao).

Đường kinh Tỳ có nhánh liên lạc với mạch Nhâm (đường giữa bụng) ở bụng dưới (ở huyệt trung cực, quan nguyên) và ở bụng trên (hạ quản).

Đoạn đường kinh ở bụng trên có nhánh chìm đến Tỳ Vị, xuyên qua cơ hoành đến Tâm, tiếp tục đi lên dọc hai bên thanh quản đến phân bố ở dưới lưỡi.

Các huyệt trên đường kinh Tỳ

Có tất cả 21 huyệt trên đường kinh Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng

Ẩn bạch

Đại đô

Thái bạch

Công tôn

Thương khâu

Tam âm giao

Lậu cốc

Địa cơ

âm lăng tuyền

Huyết hải

Kỳ môn

Xung môn

Phủ xá

Phúc kết

Đại hoành

Phúc ai

Thực độc

Thiên khê

Hung hương

Chu vinh

Đại bao

Biểu hiện bệnh lý

Đoạn 5, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:

Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng cuống lưỡi cứng, ăn vào thì ói rVị hoãn đau, bụng bị trướng, hay ợ, mỗi lần đại tiện thì đồng thời chuyển cả khí ra theo phân. Sau đó thân người tiến tới suy kiệt rất nhanh chóng, thân thể đều nặng nề. Nếu là bệnh thuộc Sở sinh của Tỳ sẽ làm cho cuống lưỡi bị đau, thân thể không lay động được, ăn không xuống, phiền tâm. Tâm hạ bị cấp thống, chứng đường hà tiết, thủy bế, hoàng đản, không nằm được, ráng đứng lâu bị nội thũng và quyết ở đùi vế, ngón chân cái không còn cảm giác

“Thị động tắc bệnh thiệt bản cường, thực tắc ẩu, vị hoãn thống, phúc trướng, thiện ái, đắc hậu dữ khí tắc khoái nhiên như suy, thân thể giai trọnThị chủ tỳ Sở sinh bệnh, thiệt bản thống, thể bất năng động dao, thực bất há, phiền tâm. Tâm hạ cấp thống, đường hà tiết, thủy bế, hoàng đản, bất năng ngọa cưỡng lập, cổ tất nội thũng quyết, túc đại chỉ bất dụng”.

Bệnh do ngoại nhân gây nên:

Cứng lưỡi.

ói mửa sau khi ăn.

Đau vùng thực quản, bụng trướng hơi, hay ợ.

Trung tiện nhiều khi đi cầu.

Thân thể nặng nề và đau nhức.

Bệnh do nội nhân gây nên:

Đau ở cuống lưỡi, người có cảm giác cứng khó cử động.

ăn kém, cảm giác thức ăn bị chặn, ăn không xuống.

Đau thượng vị, tiêu chảy hoặc muốn đi cầu mà không đi được (giống như lỵ).

Hoàng đản.

Không nằm được, đứng lâu bị phù và có cảm giác lạnh ở mặt trong đùi.

Ngón chân cái không cử động được.

KINH (TÚC THÁI ÂM) TỲ

Lộ trình kinh chính Tỳ có liên hệ đến:

Chức năng của Tỳ, Vị và tâm.

Mạch Nhâm ở 2 đoạn: bụng dưới (sinh dục) và bụng trên (tiêu hóa).

Vùng cơ thể: mặt trong bàn chân, mặt trong chi dưới, bụng, dưới lưỡi.

Do có liên hệ đến chức năng Tỳ Vị (Tỳ vận hóa thủy thấp), chức năng tiêu hóa (mạch Nhâm – bụng trên) nên bệnh của tỳ chủ yếu là những triệu chứng của những bệnh của hệ thống tiêu hóa – gan mật (rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu, viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng mạn, ….).

Do có liên hệ đến chức năng Tỳ, Vị (Tỳ chủ cơ nhục, thống nhiếp huyết), hệ sinh dục (mạch Nhâm – bụng dưới) nên bệnh của tỳ còn có những triệu chứng của những bệnh của hệ thống sinh dục (rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh….).

Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh Tỳ có những biểu hiện bệnh lý ở các bộ phận nó đi qua.

Do kinh Tỳ có quan hệ với thái âm (thấp – thổ) nên những biểu hiện thường mang tính chất của thấp – xuất tiết: phù, thân thể nặng nề, tiêu chảy, lỵ.

Những huyệt thường dùng của kinh Tỳ: thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, âm lăng tuyền, huyết hải, đại hoành.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.