QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ HỆ KINH LẠC
Giới khoa học ngày nay chưa có thống nhất về sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học.
Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật/huyệt.
Trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (résistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là
R ẵ R’ ẵ R’’
R: điện trở da / huyệt
R’: điện trở da tại đường kinh
R’’: điện trở da tại vùng không trùng với huyệt và đường kinh
Học thuyết kinh lạc
Học thuyết Kinh lạc, cũng như những học thuyết Âm dương , Ngũ hành, Tạng phủ, Dinh, Vệ, Khí, Huyết… là một trong những học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền.
Học thuyết Kinh lạc là tập hợp lý luận về hệ kinh lạc (những đường vận hành khí huyết). Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất.
Hệ Kinh lạc bao gồm 12 kinh chính, 08 mạch khác kinh (kỳ kinh bát mạch), 14 biệt lạc và đại lạc của tỳ, 12 kinh biệt, 12 kinh cân, hệ bì bộ.
Kinh lạc là dường vận hành khí huyết, hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ ở bên trong và các phần cơ thể bên ngoài, là đường xâm nhập của ngoại tà vào các tạng phủ, là đường để bệnh ở tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp.
Thầy thuốc Đông y sử dụng hệ thống kinh lạc để chẩn đoán bệnh (phối hợp với các học thuyết khác) và điều trị bệnh.
Các nhà khoa học ngày nay chưa có thống nhất về sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh lý