Dấu hiệu mang thai sớm nhất

Có rất nhiều các triệu chứng biểu hiện khi bạn đã mang thai, nếu bạn đang mong chờ mình có thai thì hãy quan tâm tới các dấu hiệu dưới đây để nhận ra bạn có thai hay chưa. Đó cũng là các dấu hiệu chỉ điểm để nói lên có lẽ ngày bạn làm mẹ không còn xa.

Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau; tuy nhiên, một trong những dấu hiệu có thai quan trọng nhất là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Cần phải hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng của mang thai vì mỗi dấu hiệu đều có thể liên quan đến vấn đề khác ngoài mang thai.

Một số phụ nữ thấy có dấu hiệu mang thai trong vòng 1 tuần sau khi thụ thai. Đối với một số khác thì các dấu hiệu mang thai có thể phát triển trong vài tuần hoặc không có biểu hiện gì cả. Dưới đây là danh sách một số các dấu hiệu có thai. Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và thấy có các dấu hiệu này, nên kiểm tra để biết mình có thai hay không.

dấu hiệu có thể bạn đã mang thai

1. Dấu hiệu Chảy máu dưới da:

Chảy máu dưới da là một trong các dấu hiệu sớm nhất của thời kỳ mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con. Một số phụ nữ sẽ thấy những đốm máu nhỏ cũng như bị chuột rút. Các nguyên nhân khác: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi, thay đổi về thuốc tránh thai, nhiễm bệnh hoặc bị trầy da do giao hợp.

2. Dấu hiệu Trễ hoặc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Trễ hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ mang thai khiến phụ nữ phải kiểm tra xem mình có thai hay không. Khi bạn có thai, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn sẽ bị mất. Nhiều phụ nữ có thể bị chảy máu trong khi mang thai, nhưng nhìn chung là xảy ra trong thời gian ngắn hoặc nhẹ hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các nguyên nhân khác: tăng/giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về hóc môn, căng thẳng, do ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hoặc cho con bú.

3. Dấu hiệu Ngực căng, đau nhức

Ngực căng hoặc đau nhức là một dấu hiệu mang thai, có thể bắt đầu ngay từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Phụ nữ có thể nhận thấy được những thay đổi ở ngực, chúng trở nên nhạy cảm hơn, đau hoặc căng lên. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn, thuốc tránh thai, sắp có kinh nguyệt cũng làm cho ngực căng hoặc đau nhức.

4. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu mang thai, dấu hiệu này cũng có thể bắt đầu ngay tuần đầu sau khi thụ thai. Các nguyên nhân khác: Căng thẳng, kiệt sức, trầm cảm, cảm cúm thông thường, hoặc các chứng bệnh khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

5. Dấu hiệu Nôn, nghén

Dấu hiệu mang thai thường có này thường xuất hiện từ tuần thứ 2-8 sau khi thụ thai. Một số phụ nữ may mắn không phải trải qua giai đoạn nghén, trong khi nhiều người khác sẽ phải cảm thấy nôn nao suốt hầu hết thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm, căng thẳng hoặc rối loạn dạ dày cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Ốm nghén: kéo dài 6-12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, ngán ăn hoặc kém ăn…

6. Dấu hiệu Đau lưng khi mang thai

Đau phần lưng phía dưới có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu thời kỳ mang thai; tuy nhiên, phụ thường bị đau lưng suốt toàn bộ thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Sắp có kinh nguyệt, căng thẳng, các bệnh khác ở lưng, và căng cơ bắp hoặc căng thẳng thần kinh.

7. Đau đầu

Sự tăng đột biến lượng hóc môn trong cơ thể có thể khiến bạn đau đầu vào đầu thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân khác: Thiếu nước, mất lượng cafein, sắp có kinh nguyệt, căng mắt, hoặc các bệnh khác có thể là nguyên nhân của chứng đau đầu kinh niên.

8. Dấu hiệu Đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhận thấy mình hay đi tiểu. Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, uống nhiều nước hoặc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu. Rối loạn tiết niệu: xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu

9. Núm vú trở nên sẫm màu

Nếu bạn mang thai, vùng da quanh núm vú sẽ có màu sẫm hơn. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước. Thay đổi ở vú: rõ rệt nhất ở người có con so: vú lớn ra, thấy đau ở vú, quầng vú đậm màu dần, thể Montgomery nổi rõ (khi thai được 6-8 tuần) và có thể tiết ra vài giọt sữa. Nhưng những thay đổi này cũng có thể gặp ở một số trường hợp không có thai như: bướu buồng trứng, bướu não, dùng thuốc an thần và cả trường hợp thai tưởng tượng (psedocyesis).

10. Các thực phẩm ăn do nghén

Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt.

dấu hiệu mang thai sớm

Ngoài ra bạn có thể để ý thêm những dấu hiệu của việc mang thai sau

Mọi việc diễn ra đều cần có thời gian và những dấu hiệu mang thai đầu tiên sẽ xuất hiện sau khoảng 7 ngày kể từ ngày thụ thai. Sau đó, những dấu hiệu của sự mang thai sẽ nhiều hơn, rõ hơn.

Ở một người phụ nữ có sinh hoạt tình dục, có sức khỏe tốt, kinh nguyệt tương đối đều, nếu bị trễ kinh khoảng 10 ngày trở đi là phải nghĩ tới có thai. Ở những người kinh nguyệt không đều, triệu chứng trễ kinh là một triệu chứng không đáng tin cậy. Nó có thể trễ vì nhiều trường hợp như: xúc động do sợ mang thai, do đời sống thay đổi, do bệnh mãn tính, đang cho con bú…

Ngược lại, cũng có những trường hợp đã thụ thai mà người phụ nữ không thấy có trễ kinh. Ví dụ: những xuất huyết âm đạo xảy ra sau khi có sự thụ tinh do sự làm tổ của trứng vào khoảng ngày 29-35 sau kỳ kinh bình thường lần cuối cùng và những xuất huyết không rõ lý do có thể xảy ra trong những tháng đầu, làm có thể bị coi là hành kinh.

Những dấu hiệu hướng tới có thai, sau khi thấy trễ kinh khoảng 10 ngày trở đi là:

Thai máy: vào khoảng giữa tuần lễ 16-19, thai phụ thấy có cử động nhẹ trong bụng, ta gọi là “thai máy”. Tuy nhiên có khi cảm giác ấy không đúng vì có thể đó là tiếng sôi ruột.

Đổi màu ở niêm mạc và da ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung: tím sẫm hoặc đỏ tía. Cần phân biệt với tình trạng bệnh lý khác, đưa đến xung huyết các cơ quan trong hố chậu

Những dấu hiệu có thể có thai và chắc chắn có thai:

Những dấu hiệu này tương đối trễ như bụng lớn dần ra, thay đổi ở tử cung, ở cổ tử cung có cơn gò Braxton Hicks,… Nhưng các dấu hiệu này cũng chỉ là có thể có thai, vì vấn đề chẩn đoán có thai phảI được cán bộ y tế khám và đánh giá chắc chắn, nếu không sẽ dễ lầm lẫn với các bệnh như: bướu trong hố chậu hay trong ổ bụng, ứ máu tử cung, viêm vùng chậu…

Hiện nay bạn có thể tự thử thai ở nhà với dụng cụ thử nước tiểu có bán khắp các hiệu thuốc tây (Quick sticks HCG Test), sau khi bị trễ kinh khoảng một tuần lễ. Nhưng dù đã biết được kết quả qua lần thử nước tiểu này, bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để được khám thai, vì sau khi xác định kết quả chắc chắn cho bạn, cán bộ y tế còn hướng dẫn bạn cách dưỡng thai và nuôi con khỏe, và trước hết là việc lập phiếu theo dõi sức khỏe trong thời kỳ mang thai cho bạn, một vấn đề luôn cần thiết cho bạn trong thời kỳ chuẩn bị mang thai.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.