Sinh lại sau khi mổ lấy thai

Trước đây, mổ lấy thai (MLT) lại được xem như là phương pháp duy nhất trên người có sẹo mổ lấy thai trước đó.

Ngày nay, sinh ngã âm đạo sau mổ lấy thai mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nên ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Lợi ích của sinh ngã âm đạo sau mổ lấy thai?

Giảm nguy cơ thuyên tắc mạch: sau mổ lấy thai lần hai, tình trạng đau vết mổ kèm đau do gò tử cung khiến cho người mẹ sợ phải đi lại. Nằm một chỗ là điều kiện thuận lợi cho thuyên tắc mạch.

Rút ngắn thời gian nằm viện: thời gian nằm viện trung bình sau mổ lấy thai là 5 ngày, trong khi đó thời gian nằm viện sau sinh ngã âm đạo là 2 – 3 ngày.

Giảm khả năng truyền máu: lượng máu mất sau mổ lấy thai thường nhiều hơn sau sinh ngã âm đạo, vì vậy khả năng truyền máu sau mổ lấy thai cũng sẽ cao hơn.

Giảm tình trạng sốt hậu sản, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiểu.

Chi phí sau mổ lấy thai thường cao hơn so với sinh ngã âm đạo.

Sau sinh ngã âm đạo người mẹ có thể chăm sóc bé sớm sau sinh hơn so với mổ lấy thai.

Tỉ lệ suy hô hấp trẻ sơ sinh sau sinh ngã âm đạo thấp hơn so với mổ lấy thai.

sinh ngã âm đạo sau mổ lấy thai có nguy cơ gì không ?

– Nguy cơ tử cung sau sinh ngã âm đạo cao hơn so với mổ lấy thai chủ động.

– Tỉ lệ vỡ tử cung tùy thuộc vào sẹo mổ trên cơ tử cung:

– Đối với những trường hợp mổ lấy thai lần trước ngang đoạn dưới tử cung thì tỉ lệ vỡ tử cung sau sinh ngã âm đạo là 0,2 – 1,5%

– Nếu sẹo mổ lần trước dọc đoạn dưới tử cung thì tỉ lệ là 1 – 7%

– Nếu sẹo mổ lần trước dọc thân tử cung thì tỉ lệ vỡ tử cung sau sinh ngã âm đạo 4 – 9%

– Ngày nay, hầu hết mổ lấy thai là mổ ngang đoạn dưới tử cung nên nguy cơ vỡ tử cung là khá thấp.

– Đối với những trường hợp có sẹo mổ dọc đoạn dưới hay dọc thân tử cung nên mổ lấy thai chủ động.

– Khi đi khám thai và khi đi sinh, thai phụ cần thiết phải mang theo giấy ra viện của lần mổ trước.

Những trường hợp nào không nên sinh ngã âm đạo sau mổ lấy thai lần trước?

– Những trường hợp sau mổ lấy thai < 18 tháng (gọi là vết mổ cũ mới): được tính từ ngày mổ lấy thai trước đến ngày sinh lần này nên mổ lấy thai lại.

– Đã mổ lấy thai ≥ 2 lần.

– Các chị em có khung chậu hẹp hoặc giới hạn qua chụp X-quang không nên sinh ngã âm đạo trừ những trường hợp con lần này quá nhỏ.

– Riêng đối với những trường hợp mổ khác trên thân tử cung như: mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung thì nên mổ lấy thai lại.

– Thai lần này có cân nặng ước tính > 3600g cũng nên mổ lấy thai lại.

– Những trường hợp đa thai, ối vỡ sớm, ngôi bất thường như ngôi mông, ngôi ngang nên mổ lấy thai lại.

Điều kiện sinh ngã âm đạo sau mổ lấy thai lần trước.

– Một thai

– Ngôi chẩm

– Sẹo mổ cũ ngang đoạn dưới.

– Không có sẹo mổ khác trên tử cung.

– Không có vấn đề về khung chậu hoặc những bất thường ảnh hưởng sinh ngã âm đạo (khung chậu hẹp, méo, OVN,…)

– sinh tại bệnh viện có phòng mổ để thuận lợi cho việc xử trí về sau.

– sinh tại nơi có đội ngũ y tế có kinh nghiệm để theo dõi tốt hơn

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.