Dương vật cương cứng hàng giờ khi ngủ, có nghiêm trọng không?

Em bị chứng bệnh cương dương. Gần đây em phát hiện cứ mỗi lần đi ngủ, dương vật của em bị cương cứng lên hàng giờ, cho đến lúc tỉnh dậy vẫn cương cứng.

Xin hỏi em bị bệnh gì, cách điều trị ra sao, có nghiêm trọng không? Em cần khám ở đâu tin cậy? (T.V. Tuan – Nam Định) Trả lời:

Tuấn thân mến,

Trước hết, em hãy cùng AloBacsi tìm hiểu xem vì sao dương vật “cương” và “xìu” được, em nhé.

Ảnh

Dương vật gồm 3 ống (hai thể hang và một thể xốp), cấu tạo bởi nhiều xoang mạch máu, được bao phủ bằng một bao cân dày, chắc.

Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục cho dù có tác động trực tiếp hay không trên dương vật, thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu và tín hiệu này từ não bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống. Sau đó, tín hiệu sẽ dược chuyển tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của các sợi thần kinh thể hang, làm giãn các xoang mạch máu ra, máu đổ tới, ứ lại trong các thể hang, giúp dương vật cương cứng lên.

Sau khi con người đạt được cực khoái và xuất tinh, các sợi cơ trơn trong các xoang mạch máu dương vật co lại, sẽ đẩy máu đi, làm dương vật xìu xuống.

Em nên biết, bình thường, dương vật cương lâu nhất khoảng 30 phút cho một đợt, không gây cảm giác đau đớn, sau đó phải xìu xuống nghỉ ngơi, và khi lấy lại được sức rồi, mới có thể cương tiếp đợt mới.

Thời gian nghỉ giữa hai đợt tùy thuộc nhiều yếu tố: tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh… Càng trẻ càng mau lại sức, sau 10-15 phút là có thể “chiến đấu” tiếp. Còn khi có tuổi, có khi phải 2-3 tuần sau mới có “đủ lực” để tiếp tục chuyện ấy.

Do đó, nếu dương vật thỉnh thoảng cương cứng trên một giờ thì có thể em đã bị chứng cương dương vật kéo dài, cũng là một bệnh thuộc nhóm liệt dương đó.

Nguyên nhân gây bệnh có các yếu tố liên quan đến thần kinh và mạch máu.

Cương dương có thể liên quan với các rối loạn huyết học, đặc biệt là bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu, và bệnh Fabry , và rối loạn thần kinh như chấn thương và tổn thương tủy sống

Cương dương cũng có thể được gây ra bởi các tác dụng phụ của với thuốc, mà phổ biến nhất là các thuốc để điều trị các rối loạn chức năng cương dương (papaverine, alprostadil), các thuốc điều trị cao hyết áp, thuốc chống loạn thần (ví dụ, chlorpromazine, clozapine), thuốc chống trầm cảm (đáng chú ý nhất trazodone), thuốc chống đông máu, và đặc biệt các chất kích thích như: rượu, heroin và cocaine…

Hậu quả cương dương kéo dài là các tế bào trong dương vật hư hại, bị chết, và chúng được thay bằng những mô xơ, dương vật sau đó không còn “hoàn thành” chức năng nhiệm vụ được giao nữa!

Theo TS Nguyễn Thành Như, dương vật nếu cương quá 4-6 giờ rồi xìu xuống thì thường không để lại di chứng gì, vài ngày sau vẫn có thể cương lại. Nhưng nếu tình trạng cương diễn ra quá 6 giờ mà không điều trị “kéo” xuống gấp thì “cậu nhỏ” sẽ bị hư hại.

Quá tới 24-36 giờ thì dù có điều trị chăng nữa, chức năng cương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Còn sau thời điểm này, việc chữa trị chỉ giúp bệnh nhân hết đau chứ chẳng thể khiến dương vật vươn thẳng được nữa.

Do vậy, em hãy nhanh chóng đến khám chuyên khoa Nam khoa để BS trực tiếp khám, tìm nguyên nhân và tư vấn rõ hơn cho em về cách điều trị bệnh này.

3 BÌNH LUẬN

  1. E 20t. Tình trạng của e là sau khi vào giấc ngủ khoảng 1-2 tiếng thì dương vật cương cứng, nếu e có tác động nhẹ xoa xoa lên dương vật thì một lát sau sẽ xìu và lại cương cứng sau một lúc. Đôi lúc lại có xuất tinh ra tinh dịch khi ngủ. Thế là do ham muốn tình dục hay triệu chứng bệnh gì thưa bác sĩ. Cảm ơn!

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.