Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nên làm gì ?
Bao quy đầu là một bao da mỏng được bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín qui đầu rồi gập lại, từ đây lớp trong được hình thành, dính sát vào rãnh qui đầu. Ở phía mặt dưới của qui đầu, lớp da này gấp lại thành một nếp gờ gọi là dây hãm hay còn gọi dây thắng để giúp dương vật thẳng khi cương. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi. Do đó bao qui đầu có thể lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to, dài ra và bao qui đầu lộn ra ngoài.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần chú ý những gì ?
Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được, do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, do dương vật lớn dần lên, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ có dưới 1% người lớn trên 16 tuổi là bao quy đầu bị hẹp thật sự.
Theo thống kê, có tới 45% số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bị hẹp bao quy đầu. Đáng lưu ý, 90% số ca ung thư dương vật hiện nay bắt nguồn từ hẹp bao quy đầu. Hiện nay, có rất nhiều trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng cha mẹ ít để ý đến căn bệnh này khi con còn nhỏ. Đến tuổi trưởng thành và lập gia đình, không ít người đã không có được hạnh phúc làm chồng, làm cha trọn vẹn. Thậm chí, khi đã hiểu về bệnh, nhiều thanh niên cũng không đi khám để phẫu thuật vì xấu hổ!
Hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên, một lát sau mới chảy ra hết. bao quy đầu hay bị viêm với triệu chứng sưng đỏ, mọng nước. Chất tiết đọng lại thành hạt, mảng trắng, sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật. Khi trưởng thành, hẹp bao quy đầu làm cho đau khi dương vật cương cứng, có khi lại không cương cứng được. Nếu không được phẫu thuật, việc vệ sinh sẽ không thể sạch sẽ. Sự tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Lâu dần thành viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này và dẫn tới ung thư dương vật.
Vệ sinh bao quy đầu không đúng cách sẽ gây viêm nhiễm cho trẻ. Vì thế, khi tắm, cha mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho trẻ. Cần vệ sinh bao quy đầu hàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cần lộn bao quy đầu ra và dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rảnh quy đầu cho đến khi thấy các chất cặn bẩn có màu trắng đã hết thì cho bao quy đầu trở về vị trí ban đầu. Những ngày đầu, lần đầu vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhất là lúc lộn bao quy đầu ra làm cho trẻ sẽ khó chịu, thậm chí kêu đau, khóc thét, vì vậy cần động viên trẻ và làm thật nhẹ nhàng, từng bước một để những lần sau trẻ không sợ và với trẻ lớn có thể hướng dẫn kỹ cho trẻ thì trẻ cũng có thể tự làm được các thao tác đơn giản này.
Nếu thấy khó lộn hoặc bao quy đầu bị dính lại thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Hẹp bao quy đầu không gây vô sinh vì tinh dịch vẫn qua lọt, nhưng dễ bị nhiễm trùng bao quy đầu và đường tiểu. Hiện nay, còn nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra xem con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không, đồng thời cũng không biết cách vệ sinh sạch sẽ, tránh cho các cháu bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm đường tiết niệu.
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu của dương vật không tụt được xuống để lộ phần quy đầu dương vật. Bình thường, ở trẻ nhỏ “bao da” vẫn bọc ngoài quy đầu mà không cản trở việc đi tiểu nhưng đến 1-2 tuổi quy đầu không lộ ra là hẹp bao quy đầu.
Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3 – 4 năm đầu, do dương vật to ra, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ có không tới 1% người lớn trên 16 tuổi mà bao quy đầu bị hẹp thật sự.
Hẹp bao quy đầukhông gây vô sinh vì tinh dịch vẫn qua lọt, nhưng hẹp thì dễ bị nhiễm trùng bao quy đầu và đường tiểu. Người bị hẹp bao quy đầu dễ bị ung thư dương vật hơn người không hẹp hay hẹp nhưng đã cắt rồi.
Hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra xem con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không, đồng thời cũng không biết cách vệ sinh sạch sẽ, tránh cho các cháu bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các chất cặn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Lâu dần thành viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.
Ở trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ bị bí tiểu, hay cháu khi tiểu thì khóc thét và bao quy đầu căng phồng như bong bóng thì có thể cháu bị hẹp bao quy đầu thật sự, khi đó bố mẹ cần đưa đến bác sĩ khám. Trẻ đã 4-5 tuổi mà bao quy đầu chưa tuột xuống được thì có thể bôi kem có corticosteroid (0,1% dexamethasone) lên bao quy đầu, 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần thì 2/3 trường hợp bao quy đầu bong ra, tuột xuống được. Trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu chưa tuột được và bôi thuốc không kết quả, nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay trẻ thường bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu là cắt bỏ phần da che phủ quy đầu. Đây là một phẫu thuật đơn giản được thực hiện ở các cơ sở y tế, chỉ cần gây tê tại chỗ đối với người lớn (trẻ em thì phải gây mê). Thời gian phẫu thuật trung bình từ 20 – 30 phút, liền vết thương sau 10 ngày và có thể sinh hoạt bình thường.