Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu
1. Biến chứng tuần hoàn
Viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu
Tắc mạch phổi
Nhồi máu động mạch phổi
Chú ý đề phòng viêm nhiễm chỗ tiêm tĩnh mạch, cho bệnh nhân tập cử động sớm, đi lại. Nếu cần cho các thuốc chống đông máu như heparine tiêu chuẩn hoặc heparine trọng lượng phân tử thấp.
2. Hô hấp
Xẹp phổi
Viêm phổi
Thuyên tắc và nhồi máu phổi
3. Vết mổ
Chảy máu vết mổ: do cầm máu không kỹ hoặc do rối loạn đông máu
Nhiễm trùng vết mổ
Bục vết mổ
4. Bụng
Liệt ruột
Giãn dạ dày cấp
Áp xe dưới cơ hoành
5. Bí tiểu sau mổ
Nguyên nhân:
+ Phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn hoặc lo sợ
+ Liệt cơ chế tống nước tiểu do mổ trong vùng chậu
+ Thuốc mê hoặc thuốc hủy phó giao cảm, gây tê tủy sống
Chẩn đoán: thường bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, sờ có cầu bàng quang.
Xử trí: thông bàng quang thường đưa đến nhiễm trùng bàng quang 20% trường hợp do đó phải dùng những biện pháp đơn giản trước.
+ Làm giảm đau, an thần
+ Cho bệnh nhân ngồi trên ghế có lỗ ở dưới hay đứng tiểu nếu bệnh nhân nam
+ Chườm nước nóng
+ Đặt ống thông tiểu khi các biện pháp trên thất bại có thể đặt lại sau 6-8giờ nếu cần.
+ Kích thích điện hoặc châm cứu sau khi đã loại bí tiểu do nguyên nhân cơ học.
Sốt: thường phải giải quyết nguyên nhân trước. Nếu nhiệt độ trên 400C phải dùng các biện pháp hạ nhiệt không đặc hiệu: đắp đá hoặc nước mát ở trán, ở các mạch máu lớn (nách, bẹn, cổ), lau toàn thân bằng cồn 700 để làm bốc hơi giảm nhiệt độ, dùng thuốc hạ sốt.
Buồn nôn và nôn: làm giảm triệu chứng này bệnh nhân sẽ dễ chịu và ngăn được rối loạn nước điện giải.
Nấc cục
Táo bón
Mảng mục: thường xảy ra do nằm lâu, thường xuất hiện ở xương cụt, ụ ngồi, gót…, ở những người già, suy dưỡng không được săn sóc, những người tiểu tiện không tự chủ trên giường gây kích thích da.
+ Đề phòng: biện pháp tốt nhất là săn sóc kỹ, xoa nắn vùng da sát xương, các điểm tì đè, cử động sớm, thay đổi tư thế, nuôi dưỡng tốt. Ở bệnh nhân nằm lâu phải quan sát thường xuyên vùng da dễ bị loét tránh để bẩn vì tiểu tiện. Giường có những nệm nhỏ, dùng đệm nước.
+ Điều trị:
Biện pháp chung: thường xuyên thay đổi tư thế, thay khăn trải giường, giữ sạch và khô da bệnh nhân. Nuôi dưỡng tốt, kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn rất cần thiết để làm lành vết loét.
Biện pháp tại chỗ: chỗ loét phải được giữ sạch, khô, băng vô trùng.
Biện pháp ngoại khoa: ghép da nếu vùng loét lớn và không lành.