PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM

Theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ theo từng độ tuổi là vấn đề quan trọng trong chăm khóc trẻ khoẻ. Khám trẻ toàn diện là phải đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ có phù hợp với lứa tuổi không song song với việc thăm khám lâm sàng phát hiện ra bệnh lý.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất

Sụn tăng trưởng

Phát triển nhờ vào sụn tăng trưởng, gồm 2 quá trình:

Quá trình tăng trưởng về chiều cao.

Quá trình trưởng thành tương ứng với hiện tượng cốt hoá từ từ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng– Yếu tố di truyền và giống nòi.

Yếu tố dinh dưỡng và chuyển hoá.

Nếu không có đủ dinh dưỡng thì quá trình tăng trưởng sẽ không bình thường. Điều đó giải thích , ở các nước thế giới thứ 3, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ có chiều cao thấp. Những bệnh lý kém hấp thu khác cũng làm thiếu dinh dưỡng và dẫn đến phát triển chiều cao thấp. Suy thận cũng dẫn đến lùn.

Yếu tố nội tiết:

Nội tiết tố kích thích tuyến giáp (TSH) và nội tiết tố tăng trưởng (GH) của tuyến yên ảnh hưởng lên quá trình tăng trưởng về chiều dài của sụn.

Nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành hơn là quá trình tăng trưởng, suy tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến sự cốt hoá, vì vậy cần thiết phải đặt vấn đề sàng lọc thiếu hormone tuyến giáp ngay từ thời kỳ sơ sinh để có biện pháp điều trị nhằm cho trẻ đạt được sự phát triển thể chất bình thường theo tuổi .

Nội tiết tố sinh dục chỉ ảnh hưởng đến gần giai đoạn trưởng thành. Nó làm chiều cao tăng nhanh lúc bắt đầu dậy thì, có ảnh hưởng nhiều hơn lên quá trình trưởng thành

(nó kết thúc sự phát triển về chiều cao bằng cách cốt hoá vĩnh viễn những sụn tăng trưởng) Glucocorticoide ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường.

Nếu hormone này được tăng tiết hoặc được đưa từ ngoài vào sẽ ức chế quá trình tăng trưởng điển hình trong hội chứng thận hư trẻ đang giai đoạn phát triển.

Yếu tố tinh thần kinh.

Những chỉ số đánh giá sự phát triển về thể chất Sự phát triển thể chất gồm 2 hiện tượng:

Hiện tượng số lượng: đo bằng centimeter (cm) hoặc gram (g).

Gồm cân nặng, chiều cao, vòng đầu.

Hiện tượng trưởng thành: đó là sự thay đổi về chất lượng của các mô (mô xương, răng, cơ quan sinh dục, tâm thần kinh).

Nghiên cứu chính xác sự phát triển thể chất

Những biểu đồ: dựa vào các biểu đồ này sẽ biết mối liên quan giữa chiều cao và vòng đầu so với tuổi, cân nặng so với chiều cao. Trong thực hành sử dụng 2 loại biểu đồ:

Biểu đồ tính theo độ lệch chuẩn DS (SD)

Giới hạn thay đổi bình thường nằm giữa – 2SD và + 2SD – Biểu đồ được diễn tả bằng percentile hoặc centile .

Những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em

Tăng trưởng về chiều cao

Ghi nhớ những mốc tăng trưởng sau:

Tăng trưởng nhanh từ 0 – 4 tuổi: 50cm lúc sinh, 100cm lúc 4 tuổi.

Tăng trưởng trung bình 5 – 6 cm/năm từ 4 tuổi đến tuổi bắt đầu tuổi dậy thì. Giảm dần và ngừng tăng trưởng vào cuối tuổi dậy thì.

Theo dõi sự tăng trưởng bằng những biểu đồ (đã trình bày ở trên) cho phép:

So sánh sự phát triển của đứa trẻ với sự phát triển trung bình có nghĩa là so sánh trẻ với những trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng nòi giống.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng cách nghiên cứu biểu đồ phát triển của đứa trẻ đó trong nhiều năm.

Bình thường đứa trẻ phát triển trong vùng tăng trưởng về chiều cao bình thường của nó. Nếu như trong quá trình theo dõi thấy có sự thay đổi về vùng tăng trưởng chiều cao phản ánh một sự quá phát triển hoặc một sự kém phát triển về tốc độ tăng trưởng, cả 2 đều biểu hiện sự bất thường.

Ngoài ra trong thực hành có thể dùng công thức sau để tính nhanh một cách ước lượng chiều cao của trẻ:

X = 75 cm + 5 cm (N -1) , N : số tuổi của trẻ lớn hơn 1 tuổi

Tăng trưởng vòng đầu

Tăng trưởng não bộ tăng nhanh trong năm đầu và gần như kết thúc vào 6 tháng tuổi. Để theo dõi sự tăng trưởng của vòng đầu sẽ đo đường kính của vòng đầu và theo dõi bằng biểu đồ DS ( SD) hoặc biểu đồ percentile. Có công thức tính mối liên quan giữa vòng đầu của trẻ ( 1 tuổi và chiều cao như sau:

PC = T/2 + 10 PC: đường kính vòng đầu; T: chiều cao

Sự tăng trưởng về cân nặng

Theo dõi sự phát triển cân nặng bằng biểu đồ DS hoặc biểu đồ Percentile. Cũng có ý nghĩa giống như theo dõi sự phát triển chiều cao bằng biểu đồ.

Trong thực hành lâm sàng có thể sử dụng công thức tính nhanh sau đây khi trong tay không có sẵn biểu đồ biểu diễn chiều cao, cân nặng, vòng đầu :

Cân nặng trẻ dưới 6 tháng tuổi = Cân nặng lúc sinh + 600 (n)

Cân nặng trẻ trên 6 tháng = Cân nặng lúc sinh + 500 (n)

Trong đó n là số tháng, N là số tuổi.

Những chỉ số đánh giá sự trưởng thành

Tuổi xương

Thường được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sự trưởng thành.

Đánh giá dựa trên sự xuất hiện từ từ những điểm cốt hoá của sụn đầu xương dài hoặc xương ngắn (khối xương cổ chân và cổ tay) từ lúc sinh đến tuổi dậy thì. Hình vẽ minh hoạ.Tuỳ theo sự trưởng thành của xương, người ta ghi nhận thời điểm xuất hiện, dạng, thời điểm cứng của những điểm cốt hoá để định tuổi xương. Phương pháp này cần đến những xét nghiệm về X.Q để có chỉ định tuỳ theo tuổi chụp những vùng xương mà có nhiều biến đổi nhất như:

Từ lúc sinh đến 1 tuổi: bàn chân và chi dưới trái (đối với một số tác giả người ta khuyên nên chụp 1/2 bộ xương trái thẳng sau)

Từ 6 tháng đến tuổi dậy thì : bàn tay và cổ tay trái trên film thẳng (dựa trên Atlas của tác giả Greulich và Pyle), minh hoạ hình vẽ.

Từ tuổi dậy thì nghiên cứu xương của cổ tay và bàn tay.

Tất cả những điều trên để nhằm xác định 3 thông số mà thường phù hợp với nhau trên cùng một đứa trẻ, được đánh giá là phát triển thể chất bình thường:

Tuổi đời: tuổi thực sự được tính theo ngày sinh.

Tuổi chiều cao: tuổi được ghi nhận theo chiều cao.

Tuổi xương: được ghi nhận theo mức độ trưởng thành của xương.

Tuổi tính theo răng

Người ta cố gắng nêu ra một mối liên quan giữa tuổi theo sự xuất hiện của những răng vĩnh viễn, nhưng trên thực hành lâm sàng không sử dụng.

Răng sữa mọc khác nhau về thời gian tuỳ theo từng trẻ, có trẻ sinh ra đã mọc răng nhưng ngược lại có những trẻ mọc răng đầu tiên vào khoảng 13-14 tháng.

Như vậy không thể dựa vào những răng mọc để đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ em. Bình thường những răng sữa mọc theo thời gian như sau:

Răng cửa giữa dưới

Răng cửa bên, dưới

Răng cửa giữa trên

Răng cửa bên, trên

Răng hàm nhỏ, dưới

Răng hàm nhỏ trên

Răng nanh dưới

Răng nanh trên

Răng hàm số 2 dưới

tháng

tháng

1/2

9

12

14

16

18

20

Tuổi tính theo sự dậy thì ( xem bài: dậy thì của chương nội tiết )

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.