Bé từ 1 tuổi đến 1 tuổi 6 tháng

Chán ăn: Đầu tiên cần hỏi và quan sát tỉ mỉ, làm những kiểm tra cần thiết loại trừ những nguyên nhân do bệnh, như viêm gan, lao phổi gây chán ăn. Nếu chỉ là chán ăn đơn thuần do có vấn đề về phương diện ăn uống, có thể sửa đổi bằng cách dưới đây:

Bé chán ăn
Bé chán ăn
  1. Nuôi dưỡng khoa học. Bắt đầu từ khi cho bé ăn dặm cần nuôi dưỡng bé một cách khoa học và hợp lý, tạo thành thói quen tốt trong ăn uống. Bố mẹ không nên mù quáng nhét đầy vào dạ dày bé tất cả những chất dinh dưỡng, càng không nên quá cưng chiều bé, để bé muốn gì được nấy, giáo dục không nguyên tắc. Ăn uống không có chế độ thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn ỏ bé. Nuôi dưỡng khoa học làm thức ăn đa dạng, thô nhuyễn phối hợp với nhau; màu sắc, hình dạng, mùi vị hài hòa, có như vậy mới kích thích sự thèm ăn cho bé.
  2. Không cho bé ăn vặt hoặc ít ăn vặt. cần cho bé ăn đúng giờ, đúng lượng, trước khi ăn cơm không ăn vặt, ít ăn đồ ngọt và chất mỡ, thực phẩm chiên rán.
  3. Cần có môi trường ăn tốt, để bé ăn trong trạng thái vui vẻ thoải mái: Môi trường ồn ào, khi ăn bị côn trùng quấy nhiễu đều làm ảnh hưởng đến việc cho bé ăn. Khi bé có khuyết điểm hoặc phạm lỗi không nên giáo dục, trách mắng bé ngay trên bàn ân. Như vậy sẽ làm bé căng thẳng mà gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiêu hóa.
  4. Không nên quá cưng chiều bé,tốt nhất không nên vừa ăn vừa bàn chuyện thích ăn món gì, không thích ăn món gì. Khi bé không ăn cơm, không nên đuổi theo bé để đút cơm hoặc dùng cách thưởng cho bé để dụ bé ăn, ví dụ như ăn vài muỗng thì kể cho bé nghe một câu chuyện. Và cũng không nên,la mắng bé, ép buộc bé, đến nỗi bé vừa ăn vừa chảy nước mắt, làm như vậy cái được không bằng cái mất.
  5. Dùng thuốc thích hợp cũng có thể tăng cảm giác thèm ăn cho bé, ví dụ như men tiêu hóa, hoặc có thể chữa theo Đông y tùy từng thể trạng của bé, cũng có hiệu quả rõ rệt.

Đái dầm: Đái dầm là chỉ những trẻ không có bệnh ở cơ quan bài tiết, trong lúc ngủ đái ra một cách không tự chủ. Sự bài tiết của cơ thể không những chịu sự khống chế của tầng vỏ đại não và hệ thần kinh xung quanh mà còn chịu sự điều tiết của bàng quang. Khoảng 2 tuổi, chức năng của tầng vỏ đại não còn chưa phát triển hoàn thiện, trong lúc ngủ say không thể khống chế việc muốn đi tiểu. Trong trường hợp bình thường, đa số trẻ em khi đến 3 tuổi đã có thể tự không chế được sự bài tiết, và trong lúc ngủ, do bàng quang căng đầy nước tiểu sẽ đánh thức trẻ dậy. Hiện nay các chuyên gia y học cho rằng, trẻ em sau 3 tuổi thường đái dầm hoặc sau 5 tuổi vẫn còn đái trong lúc ngủ thì mới gọi là bệnh. Vì vậy trẻ em trên 2 tuổi đôi khi vẫn còn dái dầm thì không phải là bệnh mà do hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện gây nên, và là một hiện tượng sinh lý.

Thính lực gặp trở ngại: Có trẻ gặp trở ngại về thính lực do có liên quan đến việc phát triển khi còn là thai nhi, có một số trẻ thính lực bị giảm sút là do sau khi sinh mới bị. Trong những nguyên nhân gây điếc không do bẩm sinh, chiếm hàng đầu là do ngộ độc thuốc, kế đến là các di chứng của sốt cao và các loại bệnh khác.

Các thuốc gây điếc tai có chủ yếu là các thuốc kháng sinh, thường gặp là Streptomycin, Gentamyciừ…Thường là do nhân viên y tế không nắm vững cách sử dụng kháng sinh thích hợp đối với bệnh, không nắm vững liều lượng sử dụng đối với kháng sinh, chỉ cần sốt, dù nguyên nhân do bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn đều dùng kháng sinh, còn có bác sĩ do để thuận tiện không dùng Penicillin mà dùng Gentamycin hoặc Kanamy- cin. Ngoài ra, có một số phụ huynh dùng kháng sinh một cách mê tín, thích tiêm thuốc, cho rằng tiêm thuốc sẽ mau khỏi hơn uống thuốc, vì vậy theo yêu cầu của phụ huynh, bác sĩ sợ rằng sẽ làm bệnh bị ảnh hưởng xấu nên cũng chiều ý phụ huynh. Tuy nhiên, còn do nguyên nhân trẻ em rất nhạy cảm với những thuốc kể trên, liều nhỏ cũng gây trở ngại cho thính lực.

Thứ đến não bị viêm nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây điếc tai, thường gặp như viêm màng não, viêm não. Những bệnh nhi này nếu phát hiện sớm, sớm được diều trị thì đều có thể tránh khỏi. Ngoài ra, trẻ bị viêm tai giữa nhiều lần cũng có thể gây trở ngại cho thính lực. Thường là khi trẻ hạ sốt, giảm nhẹ triệu chứng, tai hết chảy mủ thì phụ huynh cho rằng bệnh đã khỏi, tự ý ngưng thuốc, kết quả là vài ngày sau bị lại, và như vậy tai chảy mủ nhiều lần, không những gây khó khăn trong việc điều trị, mà nguy hiểm là làm thủng màng nhĩ, gây trở ngại cho thính lực.

Trùm đầu ngủ: Có trẻ thích khi ngủ trùm đầu lại, đây là một thói quen không tốt. Vì khi ngủ các cơ quan trong cơ thể vẫn không ngừng hoạt động, tổ chức tế bào vẫn không ngừng trao đổi chất, cần không ngừng được cung cấp dưỡng khí, và thải ra khí carboníc, ngủ trùm đầu, dưỡng khí vào ít, lượng khí carbonic thải ra nhiều, như vậy khi thở ra lại vào cơ thể, thời gian lâu sẽ gây nên các tổ chức thiếu đường khí, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan. Nếu hình thành thói quen ngủ trùm đầu không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn gây bệnh cho trẻ.

Bé từ 2 tuổi đến 3 tuổi

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh thông thường và dễ mắc ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thông thường là do bị nhiễm Escherichia coli, Staphylococcus và Ba­cillus proteus gây nên. Đường lây nhiễm thường là từ dưới lên, thứ đến là lây nhiễm từ máu, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang, thận… và bất cứ bộ phận nào, vì vậy đa sô” gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Đường dẫn niệu của trẻ khá dài và uốn khúc, vách ông lại chưa khỏe chắc, nên bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở bé gái vì đường ra niệu lộ bên ngoài, vi khuẩn dễ nhiễm từ ngoài vào bàng quang, nên bé gái thường dễ bị hơn bé trai.

Nhiễm trùng đường niệu ở trẻ thường gặp ở bất cứ tuổi nào, trẻ mới sinh và trẻ nhỏ tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn, và ở trẻ mới sinh là bé trai nhiều hơn. Trẻ sau 6 tháng tuổi thì bé gái bị nhiều hơn, sau 2 tuổi bé gái bị nhiều hơn bé trai gấp nhiều lần, thậm chí đến 10 lần. Trẻ bị nhiễm trùng đường niệu khá nhanh, sốt cao, rùng mình, sắc mặt tái, tinh thần ủ rũ, không muốn ăn, nôn ói hoặc đau bụng tiêu chảy, cũng có trẻ bị ngất lịm. Có trẻ có biểu hiện niệu cấp, đi tiểu đau, đau bụng, đau tức vùng thắt lưng, xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu tăng. Bệnh mạn tính ở trẻ thường sốt nhẹ, đau thắt lưng… nhưng khi kiểm tra vẫn thấy bạch cầu tăng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em, khi cấp tính cần nằm nghỉ trên giường, cho đến khihết triệu chứng, ăn uống những thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước để dễ thải vi khuẩn ra ngoài. Dùng thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng Nitrofurantoin, Sulfafurazol, Ampicillin… thường là thuốc dùng đường uống. Khi điều trị cần dùng thuốc đủ thời gian, thời kỳ cấp tính dùng thuốc từ 1 -2 tuần, thời kỳ mạn cần dùng nhiều tuần cho đến nhiều tháng. Có thể dùng Potassium per­manganate 1: 5000 hoặc bột boric acid để rửa bộ phận sinh dục ngoài. Khi rửa cần chú ý, đối với bé gái rửa từ trước ra sau, bé trai khi rửa bộ phận sinh dục cần lật bao quy đầu.

Bé từ 3 tuổi đến 4 tuổi

Béo mập có những phụ huynh chỉ muốn con mình mập, cho rằng càng mập càng khỏe, thực ra đây là quan niệm cũ, và cũng là một quan niệm sai lầm. Đánh giá theo quan điểm y học, béo mập không có nghĩa là khỏe mạnh, và cũng không phải là tiêu chí của sự khỏe mạnh. Thể trọng và chiều cao của trẻ có một tỉ lệ nhất định, nếu thể trọng vượt quá 20% thể trọng bình thường ở những trẻ cùng lứa tuổi thì được coi là béo mập. Những trẻ béo mập thường có biểu hiện ở sự gia tăng quá nhiều tế bào mỡ, mức tăng có thể vượt hơn-những trẻ bình thường đến 3, 4 lần, thể tích của tế bào mỡ cũng tăng lên ở những mức độ khác nhau, lượng mỡ trong tế bào cũng tăng, sau này cho dù trẻ có gầy ốm đi thì số tế bào mở cũng không giảm và dễ mập lại.

Trẻ béo phì
Trẻ béo phì

Khi trẻ đã béo mập thường không thích hoạt động, kết quả là càng mập càng không thích hoạt động, càng không hoạt động lại càng mập thêm, tạo nên vòng tuần hoàn nguy hiểm. Vì đa số trẻ béo mập thường có động tác chậm chạp vụng về, nên thường có tính tự ti, tính tình cũng trầm mặc hơn.

Mặt khác, quá mập sẽ tăng gánh nặng cho tim, phối, tùy mức tăng thể trọng mà huyết áp cũng tăng theo, trường hợp nặng ảnh hưởng đến chức năng tim, và còn có thể do phổi trao đổi khí không đủ nên dễ bị nhiễm bệnh ở đường hô hấp dưới. Ngoài ra, theo thời gian, trẻ béo mậpđặc biệt rất dễ bị bệnh cao huyết áp, xơ vữađộng mạch, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường, bệnh gan mật… Theo báo cáo có 30 % – 88% người lớn bị chứng béo mập là từ nhỏ đã bị béo mập. Vì vậy, để giảm chứng béo mập này và đề phòng bệnh tật ngay từ nhỏ cần phòng tránh để trẻ không bị chứng này.

Hen suyễn: Trẻ nhỏ vì bị cảm, ho, hoặc ngửi phải mùi gì đó hoặc do một nguyên nhân nàokhác đột nhiên xuất hiện hen, thậm chí thơkhó, họng phát ra những tiếng kêu như gà kêu, đó là hen suyễn.

Bé từ 4 đến 5 tuổi

Phòng sâu răng: Đời người có hai lần mọc răng. Lần thứ nhất là răng sữa, lần thứ hai là răng vĩnh viễn. Trẻ sau hai tuổi thì toàn bộ răng sữa đã mọc ra, việc nhai đồ ăn không có trở ngại lớn. Có một số phụ huynh cho rằng, răng sữa trước sau rồi thì cũng phải thay, nên răng sữa tốt hay xấu không quan trọng, coi thường việc chữa trị sâu răng đối với răng sữa. Thực ra, răng sữa tốt xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, vì khi răng sữa bị sâu, không những ảnh hưởng đến việc nhai thức án, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của răng vĩnh viễn.

  1. Cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn uống đúng giờ, đúng lượng, ít ăn vặt. Khi răng hàm đầu tiên mọc ra, phụ huynh nên giúp trẻ tập thói quen súc miệng, sau đó từng bước dạy trẻ đánh răng. Đánh răng là cách tốt để bảo vệ răng, cần đánh răng 1 lần trước khi ngủ. Đầu bàn chải không nên quá lớn, lông bàn chải không nên quá dày, quá cứng, cách đánh răng đúng là cách chải thẳng, tức là chải theo chiều lên xuống của kẽ răng, răng trên chải hướng xuống dưới, răng dưới chải ngược lên, chải cả mặt trong và mặt ngoài của răng.
  2. Chú ý đến những đồ ăn dễ gây sâu răng như đường, kẹo… cần hạn chế số lượng những đồ ăn này, đồng thời sau khi ăn cần súc miệng, không nên để trẻ ăn những thứ này khi sắp đi ngủ hay nửa đêm ăn kẹo, bánh.
  3. Sử dụng với một lượng thích hợp thực phẩm chống sâu răng, lá trà là một loại thực phẩm có hàm lượng flo cao, vì vậy thường xuyên dùng nước trà súc miệng thì vừa an toàn lại vừa có tác dụng nhất định phòng chống sâu răng.
  4. Phát hiện sớm răng bị sâu và trị liệu sớmsâu răng.

Chảy máu cam: Huyết quản ở niêm mạc mũi của trẻ rất nhiều, dưới niêm mạc có hệ mạch máu nhỏ. Khi mũi bị thương, bị sốt, mạch máu nhỏ giãn ra, hoặc khi viêm mũi đều dễ đưa đến chảy máu mũi. Trong những trường hợp trên khi bị chảy máu mũi, cần để trẻ cúi đầu xuống về phía trước, sau đó dùng bông tiệt trùng nhẹ nhàng nhét vào mũi nút lại, nếu không có bông tiệt trùng có thể dùng khăn giấy tiệt trùng cũng được. Sau khi chặn lại, máu sẽ không chảy nữa, lau sạch vết máu, nằm nghỉ là được. Trước đây khi chảy máu cam thường để tư thế ngả đầu ra sau, những phương pháp này không tốt, khi đầu ngả ra sau, máu từ mũi sẽ chảy vào họng, và bị nuốt vào dạ dày có thể gây cảm giác buồn nôn, hơn nữa không cách nào biết được lượng máu chảy ra nhiều hay ít, cũng không quan sát được máu đã ngưng chảy chưa. Trong tư thế cúi đầu về phía trước, sau khi lỗ mũi đã bị chèn lại, máu trong mũi sẽ nhanh chóng hình thành cục máu đông, và máu dần dần ngưng chảy. Khi sốt cao đắp khăn lạnh ở trán và mũi, làm như vậy cũng nhanh chóng làm máu ngưng chảy.

Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu mũi, ngoài chứng viêm mũi, dị vật trong mũi, còn cần chú ý xem trẻ có bị bệnh gì nữa không, ví dụ như bệnh bạch huyết, chứng giảm tiểu cầu, thiếu máu, chức năng gan, lách bị tổn thương… chảy máu mũi chỉ là một trong số những triệu chứng thường gặp. Vì vậy, khi trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần, ngoài việc kiểm tra nguyên nhân do mũi còn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để tránh chẩn đoán nhầm, kéo dài thời gian bị bệnh.

Động vật cắn (chó, mèo): Trẻ em yêu thích động vật còn hơn cả đồ chơi, có nhiều gia đình nuôi chó, mèo… và những con vật dễ thương khác, khi chơi có thể bị chúng cào xước thậm chí bị cắn, nếu không kịp thời chữa trị có thể gây những hậu quả không tốt.

Khi bị chó cắn, cho dù không phải chó bị điên (chó dại), đều phải đi chích ngừa. Tức là cho dù bên ngoài chó có vẻ bình thường nhưng bên trong có thể mang mầm bệnh dại. Hiện nay đối với trường hợp bị bệnh chó dại, chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ trị theo triệu chứng. Vì vậy, để tránh xảy ra bi kịch sau khi bị chó cắn, cần sớm đi chích ngừa bệnh dại.

Cũng như bị chó cắn, trẻ nếu bị mèo cào hay cắn, vết thương có thể mau lành, không có gì khó chịu, nhưng sau 1 -2 tuần hoặc sau nhiều tháng mới thấy hạch to lên ở vùng gần vết thương, kèm sốt, sợ lạnh, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra, sau khi bị khỉ, thỏ, chuột cắn cũng có những triệu chứng tương tự. Bệnh này có thể do nhiễm virus. Tuy có thể tự khỏi, nhưng cũng làm cho trẻ bị sốt, sưng cục bộ, khó chịu, đồng thời dễ gây nhầm với bệnh khác làm trẻ phải uống nhiều thuốc, tiêm thuốc, không những tổn thất về kinh tế mà còn gây lo lắng cho phụ huynh.

Về mặt trị liệu, muốn hạch tiêu biến, có thể uống thuốc Rifampin, thông thường uống thuốc 2 tháng sau mới thấy hiệu quả.

Vì hệ thống thần kinh và chức năng miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chưa vững vàng, khi có nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm như virus và độc tố thì sẽ bị hen, khi tình trạng nhiễm được không chế thì hen cũng giảm đi. Sau một khoảng thời gian, khi có một tác nhân lây nhiễm mới hen sẽ lại bộc phát. Ngoài ra, có trẻ gặp phải một chất nào đó, như phấn hoa, bụi, phấn côn trùng, cũng có thể bị hen, một khi ngừng tiếp xúc thì triệu chứng sẽ nhanh chóng mất đi.

Bé từ 5 đến 6 tuổi

Răng mọc lệch, dị thường’. Ví dụ răng mọc sai vị trí, bị cong, lồi, hàm trên và dưới ngậm lại không kín, lợi phát triển không bình thường…. Đây là một bệnh thường gặp, ảnh hưởng không tô”t đến sự phát triển của tổ chức cục bộ và sức khỏe toàn thân. Một là do răng không đều, lệch chỗ nên khó làm vệ sinh sạch sẽ, dễ bị sâu răng. Hai là răng sắp xếp không thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan, ảnh hưởng cả đến sự nhai, hô hấp và khả năng ngôn ngữ.

Trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng

Đối với trường hợp ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của cơ thể, cần phải’chữa trị. Chữa răng thích hợp nhất khoảng lúc trẻ 5 tuổi.. Thường chữa răng dị hình ơ độ tuổi 12-16 tuổi. Vì nếu chữa răng ở giai đoạn quá sớm tức là giai đoạn thay răng thì sự thay đổi đến sự phát triển của răng khá lớn, và có thể chữa răng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Nhưng nếu chữa quá muộn, canxi hóa xương đã hoàn tất, mà xương tăng trưởng khá chậm, hiệu quả chữa trị không cao.

Viêm tuyến nước bọt: Là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus gây nên. Thường lây nhiễm vào mùa hè, thường gặp ở tuổi trước khi đi học và trong độ tuổi đi học.

Thời kỳ đầu sốt 1- 2 ngày, chán ăn, đau đầu, toàn thân mệt mỏi, sau đó sưng tuyến nước bọt, sưng to ở vùng dưới tai, phần sưng sờ vào thấy hơi cứng, ấn vào đau nhẹ, biểu hiện không rõ ràng. Đa số thường bị 1 bên sau đó đến bên kia, thường đến ngày thì sưng rõ nhất, 2 -3 ngày sau bớt sưng, các triệu chứng toàn thân từ từ hết. Một số rất ít trường hợp có thể dẫn đến viêm màng não, tim, gan, tuyến tụy, tinh hoàn….

Tuyến nước bọt sưng to hoặc sau khi sưng to, nếu có triệu chứng sốt cao, có căng thẳng, nôn ói kiểu bắn ra, muốn ngủ… thì có thể bị viêm não. Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội hoặc tinh hoàn sưng đau., thì có thể bị biến chứng viêm tụy và viêm tinh hoàn, cần kịp thời đến bệnh viện để chữa trị.

Viêm tuyến nước, bọt thông thường có thể chữa trị bằng thuốc Đông y và Tây y. Trong lúc điều trị cần nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Ăn uống chủ yếu là những thức ăn lỏng, mềm, chú ý vệ sinh răng miệng, súc miệng sau khi ăn, đắp nóng nơi sưng để giảm đau.

Bệnh này do virus lây nhiễm qua không khí, bụi, vì vậy, khi đang phát bệnh, cần chú ý cách ly, và cách ly đến khi khỏi hoàn toàn mới thôi.

Khó ngủ: Trẻ 5 -6 tuổi khó ngủ, ngoài những nguyên nhân do t)ệnh, đa số là do sinh lực dồi dào. Trẻ ở tuổi này thích chạy nhảy ở nơi rộng rãi, để trút ra sức lực dồi dào của trẻ, nhưng phụ huynh lại lo sợ trẻ bị té ngã trầy xước, từ đó hạn chế hoạt động của trẻ, và vì hoạt động bên ngoài ít, sinh lực của trẻ không có chỗ giải tỏa nên buổi tối khi lên giường khó vào giấc ngủ. Hơn nữa thường ngày trước khi ngủ, xem tivi hoặc nghe kể chuyện, hồi hộp, kích động trẻ làm trẻ khó ngủ. Ngoài ra, trước khi ngủ, chơi trò chơi căng thẳng, kích động trẻ, hưng phấn, làm trẻ khó lấy lại bình tĩnh. Trẻ 5-6 tuổi ham chơi hiếu động, hiếu kỳ, tư duy hoạt bát, chơi từ sáng đến tôi vẫn chưa đủ. Nếu ban ngày trẻ hoạt động đủ, thì thông thường buổi tối dễ ngủ. Do tình trạng của mỗi trẻ khác nhau nên không nên quy định áp đặt thời gian ngủ của trẻ hay dùng biện pháp mạnh ép trẻ ngủ, càng ép trẻ, trẻ càng không ngủ. Trẻ 5-6 tuổi thường mỗi ngày cần ngủ 11-12 tiếng. Tuy nhiên tùy sức khỏe, khu vực, thời tiết mà thời gian này có thể biến đổi.

Ngoài việc bảo đảm đủ giờ ngủ cho trẻ, còn cần tập cho trẻ có thói quen tốt khi ngủ để nâng cao chất lượng của giấc ngủ. Thông thường tư thế ngủ tốt là nằm nghiêng bên phải, hơi gập người, tư thế này làm thư giãn cơ bắp toàn thân và làm cho thức ăn xuống dạ dày thuận lợi.

Bài trướcDự phòng sau phơi nhiễm HIV
Bài tiếp theoVì sao phải chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.