HIV/AIDS với bà mẹ và trẻ sơ sinh
I. Đại cương về HIV/ AIDS – Virus HIV
– VR HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một Virus được phát hiện lần đầu vào năm 1981. Đây là loại Virrus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ta gọi tắt là AIDS (Acqui red Immuno Deficiency Synd rome)
– HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch tạo thành những sai hỏng đặc hiệu và không đặc hiệu của hoạt động miễn dịch dẫn đến nhứng hậu quả Lâm sàng khác nhau. Hậu quả đó chính là sự phá huỷ hệ thống miễn dịch làm cho bệnh nhân trở nên dễ bị tấn công bới các vi khuẩn hay Virus khác mà người ta gọi là:”Nhiễm khuẩn cơ hội”. Ngoài ra sự phá huỷ miễn dịch của con người tạo điều kiện cho các u ác tính phát triển mà điều này không xảy ra ở những người khoẻ mạnh. Giai đoạn mà bệnh nhân bắt đầu bắt đầu có những biểu hiện các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội hay các khối u ác tính được gọi là thời kỳ phát bệnh AIDS.
– AIDS là hậu quả của mọt quá trình biến đổi từ lúc bắt đầu nhiễm HIV cho tới khi xuất hiện các triệu chứng Lâm sàng. Thời gian biến đổi dài hay ngắn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, cuối cùng dẫn đến tử vong.
– HIV thuộc nhóm Ret rovirus có 2 loại gây hội chứng AIDS:
+ HIV – I (HumanT – Lymphotropic Virus type I)
+ HIV – II (HumanT – Lymphotropic Virus type II)
Cả 2 loại Virus này có quan hệ mật thiết với nhau để gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. HIV – I gây bệnh chủ yếu; HIV – II có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn nói chung thời gian ủ bệnh từ 6 – 8 năm.
– Các đối tượng thường có nguy cơ mắc HIV cao:
+ Nhóm người tiêm chích Ma tuý
+ Nhóm gái mãi dâm
+ Nhóm có quan hệ tình dục đồng giới (Đồng tính luyếnái)
– Truyền máu không được kiểm tra, tiêm trích bằng dụng cụ không được khử khuẩn.
– Tiến triển HIV:
+ Giai đoạn cấp tính: Có hoặc không có các triệu chứng nhiễm khuẩn, có thế có sốt, mệt mỏi4, sau vài tuần đến vài tháng xuất hiện kháng thể đặc hiệu kháng HIV.
+ Giai đoạn tiếp theo có thể từ vài tháng đến vài năm: Thông thường có các triệu chứng rõ rệt.
+ Giai đoạn biểu hiện suy giảm miễn dịch: Là các biểu hiện của một nhiễm khuẩn thứ phát do cơ thể mất khả năng miễn dịch:
Sốt, tả chảy kéo dài.
Sưng hạch toàn thể và các nhiễm thể khác. Mặc dù được điều trị kháng sinh liều cao nhưng các triệu chứng không giảm, tử vong khi chẩn đoán 100% là AIDS.
II. Tình hình nhiễm HIV trên Thế giới
Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới, đến cuối năm 1996 trên Thế giới có 29,4 triệu người nhiễm HIV và 8,4 triệu bị AIDS số trường hợp nhiễm mới 1996 là 3,1 triệu, mỗi ngày có 8.500 ca nhiễm mới trong đó 7.500 người lớn và 1000 trẻ em. Ở khu vực Châu Phi và Châu Á bị nhiễm HIV cao nhất là vùng sa mạc Sahara. Phân bố nhiễm HIV theo các đường lây.
– 75 – 85% lây qua đường tình dục; 70% do quan hệ nam nữ; 5 – 10% do quan – 75 – 85% lây qua đường tình dục; 70% do quan hệ nam nữ; 5 – 10% do quan 5%
– Tình hình nhiễm HIV ở Việt nam:
+ Trường hợp đầu tiên phát hiện tháng 12 năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh, cho đến ngày 15/06/1999 toàn Quốc 13.623 ca nhiễm HIV và 2.532 bệnh nhân AIDS và 1.320 trường hợp chết.
+ Cho đến nay HIV lan rộng trong cả nước, trong 63 Tỉnh Thành, từ Lạng sơn đến mũi Cà mau.
III. Lây truyền HIV ở Phụ nữ
– Vì sao HIV – AIDS lại trở thành 1 nguy cơ lớn cho phụ nữ?
Theo tài liệu tổ chức y tế Thế giới toàn Thế giới có 8 triệu người nhiễm HIV nhưng hơn một nửa rơi vào Phụ nữ. Vì 3 lý do làm Phụ nữ mắc HIV cao hơn nam giới:
Về mặt sinh học Âm đạo: Có diện tích rộng nên có nhiều nguy cơ lây nhiễm qua giao hợp. Mặt kh ác tính dịch chứa đậm độ Virus – HIV cao hơn nhiều so với dịch âm đạo.
Về mặt dịch tễ học: Phụ nữ có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, nên người chồng trước đó có nhiều bạn tình và có thể đã nhiễm HIV.
Về mặt XH: Trong quan hệ tình dục nam giới là chủ động, nữ bị động. Vì vậy Nam giới có thể quan hệ bất kỳ người Phụ nữ nào, làm khả năng lây HIV của Phụ nữ ngày càng tăng.
Đường lây truyền có 3 đường có thể gặp:
Giao hợp không được bảo vệ bằng bao cao su, giao hợp qua đường miệng, đường hậu môn đều lây truyền HIV.
Dùng ống tiêm và kim tiêm đã nhiễm HIV
Mẹ nhiễm HIV khi có thai truyền cho con (qua bánh rau, qua máu, qua dịch âm đạo khi chuyển dạ qua Sữa khi cho con bú)
IV. Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con
Việc lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể sảy ra trong Tử cung, lúc chuyển dạ, sau đẻ hoặc lúc cho con bú, cơ chế việc lây truyền là phức tạp có thể do Virus tự do phối hợp với các TB khác hay nhiễm khuẩn bánh rau
– Sự lây truyền HIV thẳng từ mẹ sang con có thể xảy ra suốt thời kỳ thai nghén, qua bánh rau (tỷ lệ 20 – 30 %). Vai trò của bánh rau trong việc lây truyền HIV trong tử cung rất phức tạp>Bánh rau có các tung sản mạc với gai rau lơ lửng. Virus ở mẹ sẽ gặp màng rau không cho truyền sang thai. Mặt khác trung sản mạc có khả năng đại thực bào. Vì vậy nó bảo vệ 80% không cho lây qua rau thai. Lây qua bánh rau qua những đợt nhiễm khuẩn đặc biệt xảy ra ở 3 tháng đầu hay 3 tháng giữa.
– Sự lây truyền HIV xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ do đứa trẻ bị lây nhiễm qua đường sinh dục khi tiếp xúc với dịch âm đạo và máu mẹ.
Người ta cho rằng cơn co Tử cung mạnh có thể đẩy máu mẹ chứa HIV sang tuần hoàn thai nhi.
– Lây truyền HIV qua sữa mẹ: Nguy cơ từ 16 – 42% cho nên nếu mẹ bị HIV không nên cho bú mẹ.
– Ngoài ra trong sự lây truyền HIV từ mẹ sang thai còn phụ thuộc:
Giai đoạn Lâm sàng của mẹ (Nhiễm HIV hay chuyển sang AIDS)
Thời gian mẹ nhiễm HIV (Lâu hay mới)
Tỷ lệ chẩn đoán 4< 200mm
Có hay không có kháng nguyên P 24 trong máu
Có váng khuẩn huyết
Chủng HIV – I
Mẹ có nhiễm Vi khuẩn hay KST làm tăng sự lây truyền sang con 5% ở Mỹ khi đã điều trị AZT 13 – 45% ở các nước đang phát triển.
V. Đặc điểm Lâm sàng và chẩn đoán HIV
1. Lâm sàng
Nhiễm Virus HIV cấp tính biểu hiện rất đa dạng thay đổi tùy từng người. Sự xơ nhiễm xảy ra từ 2 tuần đến nhiều tháng sau khi Virus xâm nhập vào cơ thể 80% các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng. 70% bệnh nhân ở dạng mang bệnh không triệu chứng trong vài tháng, vài năm sau đó bước sang giai đoạn AIDS.
– Biểu hiện các triệu chứng Lâm sàng tiền AIDS:
Sốt
Sút cân
Mệt mỏi
– Giai đoạn AIDS:
Ngứa phát ban, nổi mẩn
Ỉa chảy kéo dài
Viêm khớp loét miệng
Nhiễm trùng cơ hội ở Phổi, ở não.
– Thời gian từ khi xuất hiện AIDS cho đến khi tử vong ở trẻ em là 2 năm, 5 năm ở đàn ông, 8 năm ở đàn bà.
2. Cận lâm sàng
Có nhiều phương pháp phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng HIV với độ nhạy mức độ chuyên biệt khác nhau:
– Test elisa: Độ nhạy 90% là XN kiểm soát đầu tiên.
– Western Blot: Đặc trưng hơn kháng thể có định hướng trước.
– Kỹ thuật miễn dịch huznh quang.
– Kỹ thuật RIPA: Dùng những chất có hoạt tính phóng xạ.
3. AIDS và thai
– Nếu người mẹ có HIV (+) khi mang thai nguy có bước sang giai đoạn AIDS sẽ tăng thêm do tình trạng giảm miễn dịch tế bào sẵn có của thai. Sự lây truyền qua thai sẽ xảy ra ở tuần thứ 15 và cuối kỳ có thai lúc đẻ.
– Lúc thai sinh ra HIV (+) có thể do:
+ Kháng thể mẹ truyền sang con
+ Thai nhi nhiễm bệnh tạo kháng thể
– Phải kiểm tra trẻ vào các thời điểm: 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
– 12 tháng bé còn HIV (+) thì kết luận bé nhiễm HIV trong bào thai, tiên lượng xấu 60% chết trong vòng 2 năm. Biểu hiện Lâm sàng gan to, lách to, nhiễm trùng hô hấp tiêu hoá, viêm não, chậm lớn.
VI. Xử trí và điều trị
– Quan điểm hiện nay nên phá thai sớm nếu phát hiện được mẹ bị bệnh trước tuần lễ thứ 20. Còn nếu phát hiện sau 26 tuần thì để theo dõi.
– Khi sản phụ HIV (+) vẫn có thể cho đẻ đường âm đạo, nếu không có chống chỉ định cần dự phòng cho người đỡ đẻ.
– Đối với trẻ sau khi sinh không cho bú mẹ vì Virus HIV có thể truyền qua sữa. Tuyệt đối không tiêm chủng cho bé các loại (BCG, bại liệt, quai bị…)
– Về điều trị
* Đối với mẹ
+ Dùng các thuốc chống Retrovirus, ức chế men sao chép ngược, ngăn cản sự biến đổi RNA =>DNA.
+ Bắt đầu dùng AZT từ tuần thai 14 =>34 tuần (liều 500mg/lần tới khi đẻ)
+ Hoặc thường dùng AZT từ tuần thứ 36 (liều 600mg/ ngày, khi chuyển dạ. AZT 300mg/ 3h 1 lần cho tới khi sổ thai. Cho sơ sinh uống Siro AZT liều 2mg/1kg trong 6 giờ 1 lần trong 6 tuần đầu.
* Đối với trẻ
Nếu HIV – PCG (+); KN P24 (+); HIV (+) thì điều trị AZT 20 mg/ 1kg/ 1 ngày. Các thuốc ức chế: Proteas gồm:
+ Saquinavir viên 200 mg uống 1800mg/ ngày.
+ Nelfinavir 100 mg
Có thể phối hợp dùng 2 loại thuốc.
* Phòng ngừa HIV
– Giáo dục tuyên truyền tình dục an toàn, dùng bao cao su khi giao hợp với những đối tượng không an toàn.
– Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ tiêm truyền trước khi sử dụng. Tốt nhất là dùng bơm kim tiêm sử dụng 1 lần.
– Quản lí tốt các đối tượng có nguy cơ cao.