Chửa ngoài tử cung

Định nghĩa và phân loại

Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng sau khi đã thụ tinh không làm tổ và phát triển trong buồng tử cung mà phát triển ở bên ngoài buồng tử cung

Chửa ngoài tử cung có thể gặp ở:

– Vòi trứng: chữa ở vòi trứng là loại hay gặp nhất. Tùy theo vị trí của phụi làm tổ trên đoạn nào của vòi trứng, người ta chia ra: Chửa ngoài tử cung ở kẽ, Chửa ngoài tử cung ở eo, Chửa ngoài tử cung ở bóng, Chửa ngoài tử cung ở loa.

– Buồng trứng: chữa ở buồng trứng ít gặp hơn.

– Trong ổ bụng: chữa trong ổ bụng cũng rất ít gặp.

– Ông cổ tử cung: chữa trong ống cổ tử cung cũng là loại rất hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm vì chảy máu dữ dội.

Chửa ngoài tử cungdù là chữa ở vị trí nào cũng là một tai biến về thai nghén có thể gây tử vong cho người bệnh. Tại vòi trứng, Chửa ngoài tử cung tại đây sẽ làm vòi trứng ãn căng ra và bị vỡ gây chảy máu trong ổ bụng rất nặng, vì vậy:

Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu cần được phát hiện sớm và gửi đi điều trị sớm ở cơ sở có khả năng phẫu thuật

Hình thái Chửa ngoài tử cung

Về hình thái của Chửa ngoài tử cung có thể gặp thể chưa vỡ, thể vỡ gây lụt máu trong ổ bụng, thể huyết tụ thành nang, thể giả sẩy thai, thể chửa trong ổ bụng.

Ba hình thái hay gặp của chửa ngoài tử cung là

Chửa ngoài tử cung chưa vỡ

– Triệu chứng cơ năng:

Có chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, có thể có triệu chứng nghén.

Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng dưới và đau về bên vòi trứng có trứng làm tổ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Rong huyết: máu ra ít một ở âm đạo với đặc điểm máu đen, lợn cợn (như bã cà phê) và rả rích ra trong nhiều ngày.

– Triệu chứng thực thể: Thân tử cung hơi to hơn bình thường, cạnh tử cung có một khối nề, ranh giới không rõ, ấn đau.

– Cận lâm sàng: ở tuyến huyện xét nghiệm hCG bằng que thử nhanhương tính. Nếu làm siêu âm sẽ không thấy hình ảnh túi ối hoặc các âm vang thai nhi trong buồng tử cung, mà có thể thấy những âm vang bất thường ở một bên vòi trứng.

– Xử trí:

Tuyến xã: khi nghi ngờ Chửa ngoài tử cung phải tư vấn và chuyển ngay lên tuyến trên, nơi có khả năng phẫu thuật

Tuyến huyện:

chẩn đoán xác định và mổ cắt bỏ khối thai Chửa ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung vỡ (Thể ngập máu ổ bụng)

Nếu Chửa ngoài tử cung ở giai đoạn trên không được phát hiện và xử trí thì sẽ đến giai đoạn vòi trứng bị vỡ. Bệnh cảnh sẽ diễn ra đột ngột và đưa người bệnh vào tình trạng rất nguy kịch

– Có cơn đau bụng đột ngột, dữ dội như ao đâm, có thể làm cho người bệnh bị ngất.

– Tình trạng bị sốc do mất máu: xanh xao, nhợt nhạt, vã mồ hôi, lạnh tay chân, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

– Thăm khám: bụng chướng nhẹ, nắn đau, nhiều hơn một bên hố chậu (nơi có Chửa ngoài tử cung bị vỡ). Thành bụng có phản ứng và cảm ứng phúc mạc, gõ đục vùng thấp.

– Khám âm đạo thấy cổ tử cung đóng có ít huyết theo tay, các túi cùng đầy đặc biệt túi cùng sau phồng vàấn ngón tay vào người bệnh rất đau (th t lên), tử cungửi động như bơi trong nước.

– Xử trí:

Tuyến xã: Phải hồi sức chống sốc và phải chuyển đi bằng phương tiện nhanh nhất đến nơi có khả năng phẩu thuật gần nhất hoặc mời kíp phẩu thuật và hồi sức tuyến trên xuống xử trí. Khi di chuyển cần có cán bộ y tế đi hộ tống và có thuốc men hồi sức đem theo.

Tuyến huyện: Phải hồi sức chống sốc và mổ cắt khối thai cầm máu càng sớm càng tốt. Có thể truyền máu hoàn hồi nếu có đủ điều kiện.

Khi chưa vỡ Khi bị vỡ

– Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt

– Tình trạng nghén

– Đau bụng âm ỉ một bên hố chậu, thỉnh thoảng đau nhói.

– Rong huyết: âm đạo ra máu ít một, Trước đó có các triệu chứng của Chửa ngoài tử cung chưa vỡ, đột nhiên xuất hiện:

– Cơn đau ữ dội

– Toàn trạng nguy kịch do mất đen, nhiều ngày. Máu.

– Cổ tử cung đóng, một bên túi cùng đau.

– Bụng có phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc. Cổ Tử cung đóng, túi cùng sau đầy, ấn vào rất đau.

Chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang

– Khai thác tiền sử bệnh nhận có triệu chứng của chửa ngoài tử cung.

– Bệnh nhân xanh xao, thiếu máu và luôn đau bụng âm ỉ ở hạ vị, thường có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện, đái khó, đái rắt do khối máu tụ chèn ép, có thể có rối loạn đại tiện: táo bón hoặc hội chứng giả lỵ do khối huyết tụ ở túi cùng sau kích thích và chèn vào trực tràng, có khi xuất hiện hội chứng bán tắc ruột do quai ruột bị dính gây nên.

– Thăm âm đạo kết hợp sờ nắn bụng thấy có một khối u ở hạ vị, không nắn rõ ranh giới tử cung, ấn vào khối đó bệnh nhân đau.

– Xử trí:

Tuyến xã: Nếu phát hiện được hoặc nghi ngờ cần phải tư vấn và gửi đi bệnh viện sớm vì có thể có hai biến chứng xẩy ra: vỡ gây chảy máu lại trong ổ bụng và nhiễm khuẩn.

Tuyến huyện: Chẩn đoán xác định và mổ có chuẩn bị để lấy khối máu tụ, cắt vòi trứng vỡ, khâu ép cầm máu và dẫn lưu khi thật cần thiết. Nếu thấy khó khăn thì chuyển tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh đến xử trí. Cho kháng sinh sau mổ.

Phòng bệnh

Để hạn chế tỷ lệ chửa ngoài tử cung cần phải tư vấn:

– Thực hiện tốt vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi giao hợp, khi sẩy, đẻ… Để tránh viêm nhiễm.

– Khám phụ khoa định kỳ hoặc có triệu chứng bất thường phải đi khám phụ khoa ngay để phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và phải điều trị tích cực.

– Khi có thai cần phải đi khám sớm ngay những ngày đầu thấy chậm kinh để có thể kịp thời phát hiện các tai biến sớm của thai nghén, trong đó có chửa ngoài tử cung.

– Lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp để hạn chế tỷ lệ nạo hút thai.

– Dùng kháng sinh đủ liều sau nạo sẩy thai, phá thai

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.