Hội chứng loét sinh dục
1. Triệu chứng
– Hạch to, thường là hạch to 1 bên, có thể 2 bên. Tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà tính chất hạch có thể đau hoặc không đau, có mủ hoặc không có mủ, có loét hoặc không loét, di động hay dính vào da.
– Toàn trạng bình thường hoặc có các rối loạn nhẹ như sốt, mệt mỏi. Khám:
– Khám vết loét để xác định: số lượng, vị trí, hình dáng, kích thớc, đặc điểm (cứng, mềm) đáy sạch hoặc có mủ, phẳng hay gồ ghề; bờ nổi cao hay không, tròn hay nham nhở; đau hay không đau; có tái phát không.
– Ngoài ra còn khám hạch, niêm mạc.
2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Giang mai như RPR (Rapid Plasma Reagin), VDRL (Venereal Diseases Research Laboratory); Hạ cam (tìm trực khuẩn Ducreyi).
3. Chẩn đoán
– Vết loét do giang mai: còn gọi là săng (chancre) giang mai: thường có một vết loét tròn hoặc bầu dục, đáy bằng phẳng với mặt da, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, không đau, không ngứa, không có mủ. Đáy thâm nhiễm cứng (là dấu hiệu quan trọng nhất, còn gọi là săng cứng). Có thể tự khỏi sau 6 – 8 tuần kể cả không điều trị. Kèm theo hạch vùng lân cận, thường là hạch bẹn, di động, không đau không hóa mủ.
– Vết loét do Hạ cam: còn gọi là săng mềm. Thường có nhiều vết loét (nhiều săng) do tự lây nhiễm. Đáy vết loét gồ ghề, bờ nham nhở và rất đau (là dấu hiệu quan trọng). Có hạch sng đau, sau một vài tuần hạch có thể tạo thành một ổ áp xe, vỡ mủ, lâ u lành.
– Vết loét do Herpes: thường bắt đầu bằng đám mụn nước nhỏ hình chùm nho. Cảm giác đau, nóng, rát, hơi ngứa. Mụn nước dập vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét (trợt) nông, mềm, bờ có nhiều cung. Có thể tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Hạch nhỏ 2 bên bẹn, đau, không hóa mủ. Chú ý:
Các vết loét có thể không điển hình như mô tả trên đây.
Phân biệt các vết loét sinh dục
Biểu hiện Giang mai Hạ cam Herpes
Ủ bệnh 2 – 4 tuần 1 – 14 ngày 2 – 7 ngày
Thương tổn tiên phát
Không có Mụn mủ Mụn nước
Số lượng Thường chỉ có 1 Nhiều Nhiều
Đờng kính (mm) 5 – 15 2 – 20 1 – 2 Bờ Rõ
Hình tròn – bầu dục
Độ sâu Nông (là một vết trợt)
Nham nhở, không đều
Không cụ thể
Lõm sâu
Không bờ
Nhiều vòng cung
Nông (là một vết trợt)
Đáy Không mủ, bằng phẳng.
Nhiều mủ, gồ ghề
Bằng phẳng, tiết dịch, đỏ
Mật độ Cứng Mềm Mềm
Đau Không Rất đau Thường đau, rát
Hạch Rắn, không đau, thường 2 bên Đau, vỡ mủ, thường 1 bên Rắn, đau, thường 2 bên
4. Điều trị
Đối với mọi trêng hợp loét sinh dục do các căn nguyên trên, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.
Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân.
Nếu vết loét không xác định được là giang mai hay hạ cam thì điều trị đồng thời giang mai và hạ cam.
Phác đồ chi tiết xin xem thêm trong bảng Danh mục thuốc điều trị NKĐSS/BLTQĐTD.
4.1. Phác đồ điều trị giang mai
Dùng một trong các thuốc sau đây
– Benzathin Peniciling 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
– Procain Peniciling 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp 1 lần/ngày 10 ngày liên tiếp, hoặc
– Doxycyclin 100 mg uống 4 lần/ngày 15 ngày.
Chú ý: không dùng Doxycyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 7 tuổi.
4.2. Phác đồ điều trị hạ cam
Dùng một trong các thuốc sau đây
– Ceftriaxon 250mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
– Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hoặc
– Erythromycin 500mg uống 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc
– Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
– Ciprofloxacin 500mg uống ngày 2 lần 1g/ngày uống trong x 3 ngày. Chú ý:
không dùng Ciprofloxacine cho phụ nữ có thai, cho con bú và người dưới 18 tuổi.
4.3. Phác đồ điều trị éc – pét sinh dục
Dùng một trong các thuốc sau đây:
+ Acyclovir 400mg uống 3 lần/ngày trong 7 ngày (nếu mắc lần đầu), trong 5 ngày (với trêng hợp tái phát).
+ Acyclovir 200mg uống 5 lần/ngày trong 7 ngày (nếu mắc lần đầu), trong 5 ngày (với trêng hợp tái phát).
+ Famcyclovir 250mg uống 3 lần/ngày trong 7 ngày (nếu mắc lần đầu), trong 5 ngày (với trêng hợp tái phát), hoặc
+ Valacyclovir 1g uống 2 lần/ngày trong 7 ngày (nếu mắc lần đầu), trong 5 ngày (với trêng hợp tái phát).
Các thuốc điều trị héc – pét hiện nay không có khả năng iệt vi rút mà chỉ có hiệu quả làm giảm triệu chứng bệnh và làm giảm thời gian bị bệnh. Cần điều trị ngay càng sớm càng tốt cho trường hợp mới mặc héc – pet sơ phát.
5. Chuyển tuyến
– Không có sẵn các thuốc trên đây.
– Các triệu chứng không giảm sau một đợt điều trị.
– Herpes tái phát từ 6 lần trở lên trong một năm.
– Trêng hợp giang mai và hạ cam không đáp ứng với điều trị hoặc Herpes sinh dục có biểu hiện lâm sàng nặng và lan toả thì có khả năng người bệnh bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV.
– Trêng hợp người bệnh nữ có thai sắp sinh bị Herpes cần chuyển tuyến tỉnh vì nguy cơ gây lây nhiễm cao cho thai nhi.
– Người bệnh nữ có thai bị giang mai thì phải chuyển tuyến tỉnh.
6. Thông tin và Tư vấn
Ngoài những thông tin và tư vấn chung (xem hướng dẫn chung), cần chú ý những điểm sau đây:
– Cần tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị, đặc biệt đối với bệnh giang mai và hạ cam để phòng các biến chứng của bệnh.
– Khám lại theo lịch hẹn.
– Loét sinh dục, đặc biệt là Herpes sinh dục có nguy cơ cao nhất lây nhiễm HIV và lây truyền Herpes từ mẹ sang con đặc biệt trong giai đoạn chuyển dạ đẻ vì vậy người bệnh cần được khám và theo dõi tại tuyến tỉnh.
– Herpes sinh dục hiện nay cha có thuốc điều trị khỏi, người bệnh phải mang mầm bệnh suốt đời và hay tái phát. Có những người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh, vì vậy việc tư vấn phòng lây nhiễm là rất quan trọng.
– Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi qua rau thai gây sảy thai, thai chết trong tử cung, giang mai bẩm sinh là những hậu quả rất trầm trọng nên người bệnh cũng cần được khám và điều trị sớm, được theo dõi và quản lí tại tuyến tỉnh trở lên.
– Tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên. Cần chú đối với các vết loét sinh dục do Herpes bao cao su không có tác dụng bảo vệ nếu không che phủ hết các vết loét.
– Thông báo và điều trị bạn tình.
– Địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.