Rối loạn kinh nguyệt

I. Đại cương

Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng hay gặp, có thể xảy ra ngoài kỳ kinh hoặc liên tiếp kỳ kinh.

Rối loạn kinh nguyệt có thể là Rối loạn chức năng đơn thuần hay thực thể. Rối loạn kinh nguyệt được chia làm nhiều loại:

– Cường kinh: Số lượng kinh nhiều, thời gian có kinh có thể bình thường hoặc dài.

– Thiểu kinh: Số lượng kinh ít, số ngày có kinh ngắn hơn.

– Đa kinh: Thời gian giữa 2 kỳ kinh ngắn.

– Kinh thưa: Thời gian giữa 2 kỳ kinh dài.

– Rong kinh: Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.

– Rong huyết: Là hiện tượng ra máu bất thường ngoài kỳ kinh.

– Băng huyết: Máu ra nhiều ngoài kỳ kinh.

II. Nguyên nhân

1. Nguyên nhân thực thể

Phải loại trừ chảy máu do động thai, sảy thai và các nguyên nhân thực thể khác. Các nguyên nhân thực thể khác có thể gặp là:

– Chửa ngoài tử cung

– Các tổn thương thực thể của tử cung.

+ U xơ tử cung, Polip buồng, cổ, thân tử cung.

+ Các viêm nhiễm: Viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, lao tử cung, viêm âm đạo chảy máu.

+ Ung thư cổ tử cung

+ Ung thư niêm mạc tử cung

+ Lạc nội mạc tử cung

+ U buồng trứng: u buồng trứng thường không gây Rối loạn kinh nguyệt. Các khối u buồng trứng gây Rối loạn kinh nguyệt có thể là u có tính chất nội tiết hay ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang.

– Bệnh toàn thân: Nhiễm trùng, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, sơ gan.

– Chảy máu do dụng cụ tử cung

2. Nguyên nhân cơ năng

– Vòng kinh không phóng noãn hoặc có năng bọc noãn làm vòng kinh không đều kèm theo băng huyết

– Chaỷ máu trong thời kỳ rụng trứng do giảm lượng Estrogen sau rụng trứng.

– Quá sản niêm mạc tử cung

– Nang hoàng thể, nang cơ năng.

– Chảy máu do nguyên nhân tâm lý.

III. Chẩn đoán

1. Hỏi bệnh

– Khai thác kĩ các lứa tuổi.

– Tìm hiểu về kinh nguyệt gần đây.

– Quan hệ tình dục, các biện pháp tránh thai.

– Các bệnh nội khoa khác…

2. Khám lâm sàng

– Khám toàn thân

– Khám vú, bộ phận sinh dục ngoài.

– Khám âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ.

3. Các phương pháp thăm dò Cận lâm sàng

– XN máu.

– Định lượng các nội tiết tố.

– Nạo buồng tử cung sinh thiết.

– Chụp buồng tử cung.

– Phiến đồâm đạo nội tiết.

– Siêu âm: Là biện pháp thăm có kết quả, đặc biệt trong phát hiện các khối u.

IV. Điều trị chảy máu bất thường trong phụ khoa

1. Đối với nguyên nhân thực thể

Phải điều trị theo nguyên nhân

2. Đối với nguyên nhân cơ năng (RL nội tiết)

Có thể dùng các thuốc nội tiết để điều trị.

* Yêu cầu:

– Loại trừ nguyên nhân thực thể hoặc toàn thân.

– Làm ngừng chảy máu và chống chảy máu thứ phát

2.1. Nạo buồng tử cung để chẩn đoán và điều trị. Cần thận trọng đối với tuổi dạy thì (còn trinh)

2.2. Các Progesteron (Progestatif tổng hợp)

– Dùng cho chảy máu cơ năng

Thuốc dùng:

– Progesterol 25mg (50 mg), mỗi vòng kinh liên tiếp 25 mg, dùng trong 3 vòng kinh liên tiếp. Nếu bệnh nhân còn ra máu thì sau khi tiêm phải cho uống thêm 30 mg / ngày trong 3 ngày loại Ethisteron.

– Các Progestatif tổng hợpùng để ức chế tuyến yên: 5 mg/ ngày, có tác dụng cầm máu từ 24 – 48h

– Có thể dùng Steroid tổng hợp.

3. Estrogen: Có thể dùng cầm máu nhưng phải thận trọng

– Premarin 20 mg tiêm 6h, nếu chưa có tácụng phải thêm Norethidrol (Norlutin) 5 mg/ ngày x3 tuần.

Kích dục tố HCG: ít dùng vì có thể gây xuất huyết buồng trứng.

– Clomiphen loại tổng hợp tương tự như Estrogen – không phải Steroid.

* Điều trị bằng phẫu thuật:

– Buồng trứng đa nang phải cắt góc buồng trứng.

– Chảy máu không cầm do tổn thương ác tính phải cắt tử cung trên những bệnh nhân lớn tuổi ngoài thời kỳ sinh đẻ

Bài trướcHội chứng loét sinh dục nam nữ
Bài tiếp theoPhẫu thuật U nang buồng trứng xoắn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.