Tắc mạch ối
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ Dịch tễ học sinh sản – ĐH North Carolina – Chapel Hill)
Hội chứng Tắc mạch ối (Amniotic Fluid Embolism) rất hiếm gặp trong sản khoa. Tuy hiếm, nhưng 80% trường hợp mắc phải đều dẩn đến tử vong. Th. S – BS Nguyễn Công Nghĩa, hiện là Nghiên cứu sinh tiến sĩ Dịch tễ học sinh sản – ĐH North Carolina
Chapel Hill, Hoa kỳ có bài viết riêng cho VietNamNet về hội chứng này.
Tắc mạch ối (Amniotic Fluid Embolism) là một cấp cứu sản khoa rất hiếm gặp. Hội chứng này xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, bọt khí, chất gây, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ, gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính.
Hội chứng này được Meyer mô tả lần đầu năm 1926, tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng chỉ gây chú ý cho các nhà sản khoa tới tận năm 1941.
Lần đầu tiên, một xem xét hồi cứu kỹ lưỡng các trường hợp này được thực hiện bởi Morgan năm 1979. Kể từ đó, hệ thống đăng kiểm quốc gia cho bệnh lý này ra đời tại Mỹ.
Ít xuất hiện, khó chẩn đoán nhưng nguy hiểm. Bệnh lý xuất hiện với tần suất rất thấp, khoảng 1 trường hợp trong 8.000 – 30.000 thai nghén. Cả nước Anh chỉ có 3 – 4 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của bệnh lý là rất cao, khoảng 80% các trường hợp mắc phải.
Do số lượng các trường hợp thấp nên đến nay, người ta chưa có bằng chứng rõ ràng về các yếu tố gọi là nguy cơ. Mặc dù vậy, trước đây, nhiều quan điểm cho rằng các bà mẹ nhiều tuổi, sinh nhiều lần, chuyển dạ nhanh một cách khác thường, thai to, hoặc sử dụng các thuốc tăng co tử cung, có liên quan tới tăng nguy cơ của bệnh lý này.
Nhìn chung, tắc mạch ối thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, mổ đẻ chủ động, nhưng cũng có thể xảy ra khi nạo thai, truyền dịch ối vào buồng tử cung, hay chấn thương ổ bụng, hoặc thậm chí sau đẻ.
Giới chuyên môn xem hội chứng này có bản chất là một quá trình’sốc phản vệ’, chứ không phải đơn thuần là một’tắc mạch’.
Tuy nhiên có sự hiểu lầm phổ biến rằng sự xuất hiện của các tế bào thai như tế bào biểu bì họăc tế bào lá nuôi trong tuần hoàn máu mẹ (máu từ động mạch phổi) là dấu hiệu khẳng định chẩn đoán. Các ữ liệu cho thấy rằng các tế bào này thường xuyên tìm thấy trong tuần hoàn của máu mẹ trên cả những người không có bệnh lý này.
Sự xuất hiện các tế bào này là một nghi vấn trong các trường hợp nghi ngờ, nhưng phải kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn huyết động và hô hấp để khẳng định chẩn đoán.
Hiện tại, giới chuyên môn đang hướng sự chú ý tới sự phân rã nhân các tế bào khổng lồ để giải phóng các histamine và các men tryptase, đồng thời hoạt hóa một chuỗi phản ứng phụ phức tạp khác.
Hồi sức tích cực để cấp cứu… Trong khi chờ đợi giới chuyên môn đưa ra thêm những kết quả nghiên cứu mới, ta hãy theo dõi diễn biến hội chứng này…
Quá trình bệnh lý thường xảy ra theo 2 giai đoạn.
– Giai đoạn 1 là sự co thắt của động mạch phổi, tăng áp lực động mạch phổi và tâm thất phải cấp tính gây giảm oxy huyết. Giảm oxy huyết gây ra phá huỷ các mao mạch cơ tim và mao mạch phổi, gây suy tim trái, và hội chứng suy hô hấp cấp.
Khoảng 50% trường hợp sống sót qua giai đoạn 1 (kéo dài khoảng 1 giờ), sẽ bước vào giai đoạn 2 là giai đoạn chảy máu đồng bộ và đông máu rải rác lòng mạch
Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện rất nhanh với các dấu hiệu khó thở cấp tính, đôi khi ho, huyết áp hạ nhanh và đột ngột nhất là huyết áp tâm trương, tím tái quanh môi và các đầu chi, có thể ngừng tim, hoặc các dấu hiệu phù phổi cấp. Về theo dõi sản khoa, nhịp tim thai chậm, chảy máu từ tử cung trong giai đoạn muộn
Cần chẩn đoán phân biệt với rất nhiều hội chứng khác như tắc mạch do huyết khối, tắc mạch khí, sốc nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim cấp tính, sôc phản vệ do các nguyên nhân khác, rau bong non, hay phản ứng gây tê tại chỗ.
Việc điều trị mang tính hỗ trợ chứ không phải điều trị căn nguyên.
Đối với hội chứng này, vai trò của cán bộ và kỹ thuật hồi sức quan trọng hơn là nhà sản khoa. Trong trường hợp xử lý, các nhà hồi sức thường áp dụng 4 nguyên tắc chính trong điều trị bao gồm tăng cường thông khí, tăng cường oxy, hỗ trợ tuần hoàn và điều chỉnh rối loạn đông máu.
Về phương iện sản khoa, nhiều tác giả đề nghị mổ đẻ ngay khi có thể, trước hết là để cứu thai nhi, sau đó để dễàng hơn tái lập cân bằng huyết động. Khi mổ đẻ có thể thắt động mạch tử cung hai bên để cầm máu.
Kết quả điều trị là thấp cho dù tất cả những nỗ lực nói trên. Tuy nhiên, điều trị tich cực vẫn có thể mang lại hy vọng cứu sống bệnh nhân. Ví dụ, các bác sĩ tại KK Women an Chil ren Hospital đã báo cáo 2 trường hợp bệnh nhân sống sót sau các điều trị tích cực vào năm 2002.
Những nghiên cứu ở thời điểm hiện tại trên bệnh lý này cho phép kết luận rằng, tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng.
Tuy nhiên, các nhà sản khoa cần hết sức cảnh giác và có những điều trị tích cực khi xảy ra để có thể mang lại hy vọng sống sót cao hơn cho cả thai phụ và thai nhi.