Các nghiệm pháp – kỹ thuật đỡ đẻ
I. Nghiệm pháp lọt (bấm ối)
1. ý nghĩa
Đánh giá sự bình chỉnh của ngôi thai với khung chậu mẹ – >là sự thử thách xem thai nhi có lọt được hay không?
2. Chỉ định
+ Khung chậu giới hạn mà thai nhi bình thường (2,8 – 3,2 kg)
+ Nghi ngờ bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu
3. Điều kiện
+ Ngôi thai phải là ngôi chỏm
+ Phải làm ở nơi có cơ sở PT
+ Có chuyển dạ thực sự: Cổ tử cung mở >4cm với con rạ, Cổ tử cung mở >5cm với con so. Khi chưa chuyển dạ sẻ gây tình trạng vỡ ối, ối vỡ sớm – >đẻ khó
+ Thời gian làm nghiệm pháp không kéo dài – >tránh tai biến và biến chứng cho mẹ và con.
+ Phải theo dõi sát: khi có suy thai – >ngừng làm nghiệm pháp ngay
– Cơn co Tử cung
– Độ mở Cổ tử cung ngừng khi Cổ tử cung không tiến triển
– Tình trạng của mẹ
– Sự tiến triển của ngôi thai
– Thời gia là 6h tùy theo từng trường hợp có thể tăng hoặc giảm tg nghiệm pháp.
II. Nghiệm pháp bong rau
1. Mục đích
Kiểm tra xem bánh rau đã bong chưa và xuống đến âm đạo chưa
2. Kỹ thuật
Sáu khi sổ thai 20 – 30p dùng cạnh bàn tay đặt lên bờ trên xuống muấn vào đoạn dưới Tử cung – >đẩy Tử cung lên phía xương ức.
+ Nếu cuống rau bị kéo lên trên theo sựdi chuyển của đáy Tử cung – > rau chưa bong
+ Nếu cuống rau di động ít hay đứng im – > rau đã bong
+ Nếu cuống rau tụ xuống thấp hơn – > rau đã xuống đến âm đạo.
III. Bóc rau nhân tạo
– Các trường hợp bong rau chậm (>1h)
– Chảy máu trong thời kỳ sổ rau mà rau còn trong Tử cung
– Kiểm tra sự vẹn toàn của Tử cung ngay sau khi thai ra – >thường bóc rau nhân tạo kết hợp với kiểm soát Tử cung
– Nghi ngờ vỡ Tử cung sau các thủ thuật: Foocep, nội xoay thai.
Kỹ thuật đặt giác hút sản khoa
Giác hút là một thủ thuật dùng bầu giác tạo ra bởi áp lực âm bám chắc vào đầu thai nhi, để hỗ trợ cho sản phụ rặn, cho thai sổ ra theo cơ chế đẻ.
1. Chỉ định
Mẹ rặn yếu.
Mẹ rặn không chuyển (con so trên 45 phút, con rạ trên 30 phút).
2. Chống chỉ định
Những trường hợp không được rặn (huyết áp cao, dọa vỡ tử cung, bệnh tim mạch, sẹo mổ cũ ở tử cung).
Thai non tháng.
Bướu huyết thanh lớn.
Suy thai.
3. Điều kiện
Ngôi chỏm đã lọt thấp.
Cổ tử cung mở hết.
Ối đã vỡ hay bấm ối.
Thai sống.
4. Chuẩn bị
4.1. Thầy thuốc là y bác sỹ sản khoa thành thạo kỹ thuật
– Người chính, người phụ, người giúp việc.
– Mũ áo khẩu trang, rửa tay, đi găng vô khuẩn.
4.2. Sản phụ
– Được giải thích đầy đủ lý do can thiệp
– Vệ sinh âm hộ, sát khuẩn, trải khăn vô khuẩn.
– Không cần tiêm thuốc giảm đau.
4.3. Dụng cụ
– Bầu giác số 5, số 6.
– Ống nối bầu với máy hút chân không.
– Bơm chân không (bơm tay hoặc đạp chân, chạy điện).
– Bộ cắt khâu tầng sinh môn, bộ kiểm tra cổ tử cung.
– Dụng cụ chữa ngạt sơ sinh.
– Găng tay 2 đôi.
– Vải trải vô khuẩn.
– Thông tiểu vô khuẩn.
– Bộ đỡ đẻ.
5. Kỹ thuật tiến hành
– Người làm thủ thuật rửa tay mặc áo, đội mũ đeo găng vô khuẩn
– Sát khuẩn âm hộ tầng sinh môn.
– Thông tiểu.
– Kiểm tra lại độ lọt, kiểu thế, độ mở cổ tử cung.
– Lắp tay cầm, dây xích, ống cao su vào bầu giác và lắp vào bộ phận bơm.
– Chọn bầu giác lớn nhất phù hợp với ngôi (thường là bầu giác số 5 – 6). Đặt nghiêng cho nửa bầu giác vào trước để giảm đường kính để đặt rồi cho nốt nửa bầu giác còn lại. Đặt bầu giác trên nền xương cứng, tránh các thóp. Sau đó cho một ngón tay đi vòng quanh miệng bầu giác để chắc chắn không có phần mềm âm đạo hay cổ tử cung của người me lọt vào bầu giác.
– Người phụ bơm từ từ cho áp lực lên từng 0,2 kg/cm2để bầu giác bám vào a đầu.
– Kiểm tra lại phần mềm, nếu chắc chắn không lọt vào bầu hút thì nâng áp lực chân không lên 0,6 kg/cm2 đến 0,8 kg/cm2. (Nếu là con rạ chỉ cần 0,6 kg/cm2).
– Bơm từ từ cho a đầu có thì giờ tạo thành bướu huyết thanh nhân tạo, bám chắc thành bầu để khi kéo không bị tuột.
– Chờ cơn rặn, kéo bầu giác theo hướng vuông góc với mặt phẳng của bầu, trong khi một tay ngoài kéo, một ngón tay giám sát bên trong xem bầu có bị hở không.
– Kéo giác hút đồng nhịp với cơn rặn, kéo bằng lực của cẳng tay, theo cơ chế đẻ. Giữ tầng sinh môn khi trán sổ. Cắt tầng sinh môn nếu cần
– Khi lưỡng đỉnh đã sổ ra âm hộ, mở khóa chân không từ từ, và tiếp tục đỡ đẻ như thường.
* Chú ý
Không kéo bầu giác quá 10 phút.
Nếu kéo không thấy chuyển, cần kiểm tra xem có gì bất thường không.
Nếu bầu giác tuột không làm lại lần 2.
6. Theo dõi sau thủ thuật và xử trí tai biến
Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng của sản phụ.
Kiểm tra thành âm đạo, cổ tử cung, nếu rách khâu cầm máu.
Phát hiện các sang chấn ở sơ sinh như chấn thương sọ não, cần phát hiện sớm để xử lý.