Dị vật đường thở là một thuật ngữ để gọi một vật lạ rơi vào trong đường thở, thường tai nạn xảy ra ở trẻ khi ăn mà cười giỡn hoặc trẻ cho bú bình, ăn không đúng cách.

  1. Nguyên nhân

  • Sặc sữa, cháo, cơm.

Hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, hột đậu phộng, mảng cầu, sa bô chê (sapotier), đồng tiền, kẹp giấy,…

  1. Dấu hiệu nhận biết

Trẻ đang khỏe mạnh trước đó.

  • Xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
  1. Cách sơ cứu

Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.

3.1. Trẻ dưới 2 tuổi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực

Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái.

cách xử lý khi trẻ bị hóc
cách xử lý khi trẻ bị hóc

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

  • Người lớn và trẻ lớn: thủ thuật Heimlich Trẻ còn tỉnh:

Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ.

Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

thủ-thuật-Heimlich-đứng-k
Thủ thuật Heimlich đứng khi nạn nhân còn tỉnh

Trẻ hôn mê:

Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2′ chân cạnh đùi nạn nhân.

Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

– Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Hình 3: Thủ thuật Heimlich nằm khi nạn nhân hôn mê

Chú ý:

Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay.vỗ dung ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại hoặc la khóc được.

Sau khi lấy được dị vật, hoặc nạn nhân la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra 3.4. Những việc cần tránh

Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.

Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

 

Hóc Xương Cá

Một tai nạn thường gặp ở trẻ em

Tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 hàng ngày luôn có những trường hợp đến khám do nghi ngờ hóc xương, hoặc do hóc xương thật sự, trong đó các trường hợp hóc xương cá chiếm 95%. Các tình huống có thể là trẻ tự ăn cơm với cá rồi vội nuốt do ham chơi, hoặc mẹ đút cho bé ăn nhưng do sơ ý. Có những trường hợp rất nhẹ, chỉ cần khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng là có thể lấy ra ngay, có những trường hợp hóc xương ở sâu hoặc do bé không hợp tác cần phải nhập viện để nội soi gắp xương dưới gây mê, hoặc hiếm hơn có những trường hợp ở tỉnh xa do phát hiện muộn đến bệnh viện khi đã hình thành 0 áp-xe ở cổ. Sau đây là những điều các bậc phụ huynh cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn phòng ngừa hóc xương hoặc có thái độ xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc xương.

Dấu hiệu và tình huống nào làm bạn nghi ngờ trẻ bị hóc xương cá?

Tình huống thường gặp nhất là trước đó trẻ có ăn cơm với cá, sau đó có đau họng, khó uống, khó nuốt, nuốt đau hoặc một số ít trường hợp trẻ sẽ bị chảy nước bọt do không nuốt được vì đau, hiếm hcm trẻ bị khàn tiếng hoặc tắt tiếng do xương hóc vào thanh quản. Đặc biệt triệu chứng đau họng trong trường hợp hóc xương thật sự là cảm giác đau liên tục, chỉ cần nuốt là đau, làm cho trẻ đứng ngồi không yên, khó chịu, bức rứt, quấy khóc.

Khi nghi ngờ trẻ bị hóc xương cá cần làm gì?

Điều quan trọng duy nhất là đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Bác sĩ sẽ làm gì cho trẻ trong trường hơp này?

Bé sẽ được thăm khám kỹ để phát hiện xương hóc ở miệng, họng, amiđan. Cũng có thể trẻ không bị hóc xương thật sự mà chỉ đau họng do viêm họng, hoặc viêm amiđan khi đó các bác sĩ sẽ kê toa cho trẻ và dặn dò chế độ theo dõi sát.

Một số trường hơp khác sẽ cho bé chụp thêm phim X quang để có thể thấy được xương. Nếu xương ờ sâu không thể gắp được hoặc trẻ quấy khóc không hơp tác trẻ sẽ được gây mê để lấy xương. Bạn cần chú ý rằng đây là tình huống xấu nhất vì khi gây mê cũng có một số tai biến dù rất ít.

trẻ dễ bị hóc xương cá
Trẻ dễ bị hóc xương cá
Bạn làm gì để phòng ngừa trẻ bị hóc xương cá?

Cá là một loại thực phẩm rất giàu đạm và có một số vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày cá là món không thể thiếu. Tuy nhiên các bậc phụ huynh chúng ta cần chú ý một số điểm sau đây để tránh tai nạn đáng tiếc này:

Nên cho trẻ ăn những loại cá lớn thịt nhiều, xương ít, hoặc loại cá có xương lớn dễ bóc.

Khi bóc xương cá cho trẻ bạn nên kiểm tra lại một lần nữa trước khi cho trẻ ăn.

Với trẻ lớn bạn cần giáo dục trẻ về mức độ nguy hiểm của hóc xương. Với trẻ nhỏ, bạn tuyệt đối không để trẻ ăn cơm với cá một mình, khi bạn chưa bóc hết xương.

Khi trẻ đau họng bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ không nên tự ý mua thuốc uống vì có thể là một tình huống hóc xương không điển hình mà chúng ta không nhận biết được.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.