Điện giật là một tai nạn sinh hoạt thường gặp. Những yếu tố gây tổn thương nặng hay nhẹ do điện giật bao gồm điện thế, cường độ, điện trở, điện sinh hoạt hay cao thế, thời gian tiếp xúc, chấn thương đi kèm khi té ngã.
  1. Nguyên nhân

Do chạm vào nguồn điện: công tắc điện bị hỏng, dây điện bị tróc, thiết bị điện bị hư.

Đến gần các nguồn điện cao thế

  1. Dấu hiệu nhận biết

Nạn nhân có tiếp xúc với nguồn điện.

Choáng váng, lả đi, cảm giác khó thở, tái xanh hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng, vết phỏng do điện.

Sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật trong các tình huống
Sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật trong các tình huống
  1. Cách sơ cấp cứu

Ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện ra hoặc ngắt cầu chì.

Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, tấm drap hay thảm chùi chân để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân, nếu ngưng thở ngưng tim thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo.

Nếu có vết phỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ.

Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Chú ý:

Trong trường hợp điện cao thế hoặc trung thế: không đến gần nạn nhân cho tới khi biết chắc là nguồn điện đã bị ngắt. Đứng cách xa ít nhất 18 mét và không cho những người đứng xem lại gần.

– Dấu hiệu đưa đi bệnh viện:

+ Bất tỉnh, chóng mặt.

+ Khó thở.

+ vết phỏng do điện sâu.

  1. Những việc cần tr

Chạm tay trực tiếp kéo nạn nhân ra trong khi nguồn điện chưa bị ngắt. Nếu có vết phỏng:

+ Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết phỏng giộp.

+ Đừng dùng đá lạnh, thuốc sức kem hoặc mỡ bôi vào vết phỏng. Ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu.

  1. PHÒNG NGỪA

Dòng điện khi đi qua cơ thể làm cho nạn nhân bị chóng mặt, khó thở, thậm chí tim ngừng đập. Ngoài ra dòng điện còn gây ra những vết phỏng da ở nơi tiếp xúc. Dòng điện xoay chiều làm co cơ làm nạn nhân bị dính chặt không thể thoát ra khỏi nguồn điện.

Có hai loại điện:

Điện cao thế (>1.000 volt): thường xảy ra ở công nhân ngành điện, xây dựng, công nghiệp. Thường nạn nhân chết ngay hoặc bị phỏng rất nặng. Điện cao thế có thể phóng điện ra xa hàng chục mét. Phải cắt nguồn điện trước khi cấp cứu nạn nhân.

Xử trí:

  1. Thông báo cúp điện, không được tới gần nạn nhân cho tới khi nguồn điện chắc chắn đã bị ngắt.
  2. Nếu nạn nhân bất tỉnh: kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu khi cần.
  3. Sơ cứu các vết phỏng.

Điện hạ thế: đó là điện dùng trong nhà, điện sinh hoạt (110-220 volt). Nguyên nhân bị điện giật là do công tắc điện bị hỏng, ướt nước, dây điện ưót vỏ bọc, hay sờ vào 0 cắm điện, chỗ nối bị bong tróc

Cắt nguồn điện ngay bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.

  1. Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây hay cán chổi, chiếc ghế đẩu đẩy tay chân nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
  2. Không được sờ vào nạn nhân nếu nạn nhân chưa tách khỏi nguồn điện.

Sau khi đã ngắt điện:

– Nếu nạn nhân bất tỉnh: kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu khi cần.

Nếu nạn nhân gần như bình thường, không bị thương tích, khuyên nạn nhân nghỉ ngơi. Theo dõi và nếu thấy nghi ngờ thì gọi bác sĩ hoặc tới bệnh viện.

 

Bài trướcSơ cấp cứu khi trẻ bị ngạt nước
Bài tiếp theoXử trí hóc dị vật đường thở ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.