Ngay cả khi bầu vú đang “có vấn đề” bà mẹ có thể khắc phục và tiếp tục cho con bú sữa mẹ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bà mẹ cho con bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm, không dùng trước bình sữa trước 6 tuần, không bỏ cữ sữa mẹ để dặm sữa bột cho trẻ em, là các cách thức căn bản để phòng tránh các vấn đề với bầu vú đang tạo sữa. Vệ sinh bầu vú bà đầu vú sau mỗi cữ bú, không dùng xà phòng để rửa đầu vú, và dưỡng da bằng chính sữa mẹ… khi có bất cứ biểu hiện và cảm giác nào bất thường, các mẹ phải nhanh chóng tra cứu tài liệu để tự chuẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị sớm.

Khi bầu vú hoặc đầu vú ngứa, đau, tắc, sưng… nghĩa là có những vấn đề cần để ý điều trị càng sớm càng tốt. Không chỉ bôi thuốc cho lành, mà còn phải thay đổi cách thức cho bú để đảm bảo bé bú đúng khớp và thay đổi thói quen dinh dưỡng của mẹ, tránh các triệu chứng này tái lại nhiều lần.

Để giúp phòng tránh được cả 10 loại triệu chứng bệnh nêu ở bài viết này, các mẹ phải hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc bầu vú và cho bú đúng cách áp dụng các hướng dẫn

Các vấn đề về vú mẹ:

Nứt cổ gà do nhiễm nấm Candida

Lời khuyên: Vẫn cho con bú và hút sữa bình thường khi nhiễm nấm.

Nấm Candida là một loại men nấm không độc sống trên da và các màng nhầy của hệ hô hấp, đường ruột và bộ phận sinh dục. Trong đó, nấm Candida Albicans là loại phổ biến nhất. Loại nấm này thường xuất hiện ở lưỡi và khoang miệng trẻ nhỏ gây bệnh tưa/nấm lưỡi trẻ nhỏ và trên đầu núm vú mẹ gây nứt cổ gà núm vú.

Những yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida đầu vú mẹ:

  • Con bị tưa miệng, nhiễm nấm sang mẹ.
  • Nhiễm nấm từ bộ phận sinh dục mẹ trong thai kỳ hoặc khi sinh nở (25% phụ nữ nhiễm nấm ở cuối thai kỳ – do đó cần chú ý điều trị ngay).
  • Nhiễm nấm từ núm vú giả, vú bình (66,67% trẻ bú bình và ngậm núm vú giả có loại nấm này trong miệng).
  • Trẻ nhiễm nấm do ngậm tay, hoặc đồ chơi không sạch.
  • Một số phương pháp điều trị kháng sinh, chống các loại khuẩn bình thường, nhưng lại giúp nấm Candida phát triển.
  • Đầu vú bị nứt, bị ẩm ướt lâu, ẩm nóng là môi trường tốt cho nấm Candida phát triển.
  • Mẹ có bầu vú lớn, phần dưới bầu vú nếu không được chăm sóc thường xuyên, mồ hôi đọng ẩm ướt có thể là nơi nấm phát triển, lây nhiễm vào núm vú.

Chuẩn đoán

Mẹ có những biểu hiện và triệu chứng sau:
  • Đau đầu vú ngay sau khi cho bú (khi cho bú không đau).
  • Đau như bị cắt sâu, nóng rát sâu trong vú.
  • Đau rát đầu vú, trong khi hoặc đôi khi sau cữ bú.
  • Đầu vú hoặc quầng vú có thể đỏ, bóng hoặc khô có vẩy; cũng có khi không có dấu hiệu gì khác bình thường cả.
  • Ngứa đầu vú và quầng vú.
  • Em bé, có thể thấy tưa trắng trong lưỡi.

Cách điều trị nấm hiệu quả và tránh tái phát:

  • Kiểm tra lại xem bé có khớp ngậm đúng hay không, đây là căn bản để tránh nứt đầu núm vú nứt cổ gà (từ đó dễ dẫn đến nhiễm nấm, nhiễm trùng).
  • Hạn chế dùng bú bình, vú giả, hoặc nếu phải dùng thì luộc kỹ hoặc tiệt trùng hàng ngày.
  • Rửa đầu vú mẹ bằng muối Bicarbonate pha loãng, hoặc nước muối sinh lý.
  • Giữ vệ sinh kỹ lưỡng, luôn rửa tay xà bông cẩn thận, lau khô tay bằng khăn sạch trước và sau khi cho bé bú, hoặc hút sữa.
  • Phễu máy hút sữa phải được luộc sôi hoặc được tiệt trùng kỹ lưỡng.
  • Thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ/lần. Miếng lót dùng một lần vứt đi là tốt nhất trong thời gian bị nhiễm nấm. Miếng lót dùng lại và áo ngực phải được giặt sạch, phơi nắng trực tiếp, thật khô trước khi dùng lại. Ánh nắng mặt trời sẽ diệt nấm Candida.
Thay miếng lót thường xuyên để tránh bị nhiễm nấm
Thay miếng lót thường xuyên để tránh bị nhiễm nấm
  • Giữ bàn tay bé sạch, và cắt móng tay cho bé thường xuyên, rửa xà bông và tiệt trùng đồ chơi, phơi nắng đồ chơi, để bé không bị nhiễm nấm vào miệng.
  • Phần dưới bầu vú phải luôn được giữ sạch và khô, đặc biệt là đối với những bầu vú lớn.
  • Để ý các nguồn nấm có thể có: thú nuôi trong nhà, trẻ nhỏ khác trong nhà bị tưa miệng, mẹ bị nấm bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục cũng có thể bị lây nhiễm nấm.
  • Giảm đường, bột, men (yaourt/sữa chua) trong thực đơn của mẹ.

Dùng các loại thuốc chống nấm:

  • Khi điều trị, phải điều trị đồng thời bầu vú mẹ và miệng con, để tránh tái phát, lây chéo.
  • Tinh dầu dừa pha với nước tỉ lệ 1:4 diệt 100% nấm candida (cách hiệu quả, thiên nhiên và an toàn nhất; bôi nhiều lần trong ngày cho bầu vú mẹ và trong miệng con).
Tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa
  • Thuốc xanh (Gentian violet) 1%: loại thuốc bôi màu xanh tím diệt 75% nấm Candida được bác sĩ chỉ định bôi trực tiếp lên vú mẹ và lưỡi bé.
  • Miconazole – thuốc ống gel, kem, bột, rất hiệu quả 100%, nhưng không khuyến khích cho bé dưới 4 tháng tuổi.
  • Fluconazole – dạng thuốc uống, cũng được nhiều bác sĩ kê toa cho me và con.
  • Nystatin – đôi khi được kê toa, nhưng kém hiệu quả, không khuyến khích dùng.
Bài trướcViêm tai ở trẻ và cách chữa trị
Bài tiếp theoÁp xe vú – Đau dây thần kinh trong bầu vú và cách điều trị

2 BÌNH LUẬN

  1. Con gsi toi bi nut co gs
    Va nhiem nam di kham da lieu dung ca thuoc uong va thuoc boi ma van chus thay do xin cho loi huong dan su dung thuoc gi dsc hieu de chus khoi dut diem vi cung ds khsm msy bsc si chuyen khoa da lieu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.