Bệnh đái dầm là sự bài tiết nước tiểu không tự chủ vượt quá tuổi kiểm soát được trước, thường 5 tuổi đối với những trẻ nữ và 6 tuổi đối với những trẻ nam. Bệnh đái dầm nguyên phát xảy ra ở những trẻ em chưa bao giờ ở trong tình trạng không đái dầm trong những thời kỳ dài, và bệnh đái dầm thứ phát là sự xuất hiện đái dầm sau một thời kỳ hơn 6 tháng không có đái dầm liên tục. Bệnh đái dầm ban đêm thường là nguyên phát, và bệnh đái dầm ban ngày có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng bài tiết hoặc bệnh lý tiềm ẩn đáng quan tâm.
Bệnh đái dầm ban đêm thường gặp hơn ở những trẻ nam so với trẻ nữ và xảy ra khoảng 15% trong số những trẻ em 5 tuổi. Sự giảm bệnh tự nhiên xảy ra với tỷ lệ 15% mỗi năm, chỉ còn lại từ 1% đến 2% trong số những trẻ vị thành niên đái dầm. Bệnh đái dầm xảy ra ở hơn 40% và 70% trong số những trẻ em khi một bố (mẹ) và cả hai bố mẹ, theo lần lượt, có tiền sử bị bệnh đái dầm.
Bảng 21.4. Tư vấn về sự an toàn với tuổi thích hợp
|
Đánh giá
Mặc dù đa số những trẻ em bị bệnh đái dầm ban đêm không có biến chứng, nhưng cần phải tiến hành khám thực thể và tiền sử cẩn thận, kể cả đánh giá về thần kinh để phát hiện các nguyên nhân về tâm thần hoặc thể chất tiềm tàng (Bảng 21.5). Nên luôn luôn làm xét nghiệm phân tích nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùngđường tiết niệu, đái tháo đường, hoặc bệnh thận tiềm ẩn. Đo tỷ trọng đặc hiệu nước tiểu pha loãng ở mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng gợi ý bệnh đái tháo nhạt hoặc rối loạn khác làm ảnh hưởng khả năng cô đặc của thận, cần làm các chẩn đoán hình ảnh sâu hơn như siêu âm thận hoặc chụp Xquang thận-niệu quản tĩnh mạch và chụp Xquang bàng quang – niệu đạo đang bài tiết khi thấy có các dấu hiệu bất thường khác từ việc khám thực thể và tiền sử hoặc xét nghiệm nước tiểu. Cũng có thể chỉ định chuyển chuyên khoa tiết niệu.
Điều trị đái dầm ở trẻ em
Bệnh đái dầm ban đêm thường hồi phục một cách tự nhiên, nên việc làm yên tâm và nâng cao hiểu biết của trẻ và các bố mẹ là quan trọng. Đa số các bố mẹ ở Mỹ xem xét việc đái dầm như là một vấn đề quan trọng, và một số bố mẹ đã giải quyết vấn đề này bằng sự trừng phạt. Nhất thiết không nên đổi lỗi cho đứa trẻ mà nên khuyến khích chúng tham gia vào việc điều trị cho tình trạng của mình. Đánh các dấu sao lên lịch cho những đêm không đái dầm, tiếp theo dùng một phần thưởng nhỏ cho những đêm không đái dầm liên tiếp, điều này tạo ra biện pháp tăng cường điều trị tích cực. Nên cho đứa trẻ đi đái trước khi đi ngủ, nhưng việc đánh thức thường xuyên vào ban đêm để ngăn không cho đái dầm thì rất ít có tác dụng. Đứa trẻ có dung tích bàng quang nhỏ có thể có lợi bằng cách tăng thời gian giữa lúc đi tiểu ban ngày và tập làm gián đoạn dòng nước tiểu trong khi đang đái. Dung tích bàng quang bình thường (tính bằng ounce ) xấp xỉ bằng tuổi (tính theo năm) + 2. Đánh giá tiến triển bằng cách đo thể tích nước tiểu của đứa trẻ một lần mỗi tuần.
Bảng 21.5. Đánh giá những trẻ em bị bệnh đái dầm ban đêm
Triệu chứng hoặc dấu hiệu
Sang chấn tâm lý (thí dụ: có em bé mới sinh hoặc nhà mới, bố mẹ ly thân hoặc bố/mẹ chết) Sự thôi thúc muốn tiểu tiện, thường xuyên đi tiểu hoặc khó tiều tiện Sự thôi thúc muốn tiểu tiện, đái nhỏ giọt vào ban ngày Ngồi lên bàn chân để ép đáy chậu – những trẻ nữ Bắt chéo hai chân, túm lấy dương vật – những trẻ nam Khát nhiều, đái nhiều, giảm cân Dòng nước tiểu yếu, đái dầm ban ngày/ ban đêm Táo bón, són phân, nút phân Bàng quang bị căng, cảm giác làm rỗng bàng quang không hoàn toàn Các phản xạ, dáng đi, cảm giác đáy chậu bất thường, các dị tật thắt lưng – cùng, cơ thắt hậu môn lỏng lẻo Nhỏ giọt nước tiểu liên tục Viêm âm đạo, chấn thương cơ quan sinh dục ngoài |
Rối loạn lâm sàng
Bệnh đái dầm thứ phát Nhiễm trùng đường tiết niệu Rối loạn bài tiết nguyên phát (thí dụ: bàng quang không ổn định nhi khoa và loạn phối hợp cơ thắt đầy ra) Đái tháo đường, đái tháo nhạt, những khuyết tật thận cô đâc nước tiểu Bệnh đường tiết niệu tắc nghẽn (thí dụ: các van niệu đạo sau) Loạn phối hợp cơ thắt đẩy ra, rối loạn bàng quang do thần kinh Bệnh đường tiết niệu tắc nghẽn, rối loạn bàng quang do thần kinh Rối loạn bàng quang do thần kinh Niệu quản lạc chỗ Lạm dụng tình dục, dị vật |
Khi dùng biện pháp “Thiết bị báo thức bệnh đái dầm” trong 4 đến 6 tháng cho những trẻ em trên 7 tuổi được tác động có tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 70%. Những tiếng chuông này làm cho đứa trẻ thức giấc, ức chế phản xạ tiểu tiện và cuối cùng ức chế phản xạ này khi đứa trẻ đang ngủ. Đây là biện pháp sử dụng những độ cảm biến trong quần áo lót với một cái thiết bị báo thức nhỏ điều khiển bằng pin được gắn vào quần áo ngủ của đứa trẻ. Biện pháp này an toàn hơn so với dùng đệm thấm nước truyền thông và chuông. Nên tiếp tục dùng thiết bị báo thức này cho tới khi đứa trẻ không đái dầm trong 4 tuần. Sự tái phát bệnh có thể được điều trị lại với tỷ lệ thành công tốt tương đương.
Liệu pháp dùng thuốc là phổ biến hơn, vì nó có thể tạo ra sự đáp ứng nhanh hơn; tuy nhiên việc dùng thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn và đắt hơn. Thuốc chống trầm cảm ba vòng imipramin hydrochlorid (Janimine, Tofranil) ngăn cản sự co cơ bàng quang không bị ức chế, làm tăng khả năng kháng lại chỗ thoát bàng quang và có tác động ức chế mạnh lên cơ trơn bàng quang. Có thể dùng liều ban đầu là 10 mg từ 1 đến 2 giờ trước giờ đi ngủ cho những trẻ em 6 tuổi hoặc lớn hơn. Liều này có thể được tăng dần lên để đạt được sự đáp ứng thích đáng. Liều tối đa là 50 đến 70 mg cho những trẻ em lớn hơn và những trẻ vị thành niên. Các liều cao hơn không làm tăng công hiệu mà làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ, bao gồm mạch nhanh và tăng huyết áp tâm trương cũng như tình trạng kích động, rối loạn giấc ngủ, chứng ngủ lịm, những ảnh hưởng của hội chứng Parkinson, hoặc hạ huyết áp tư thế. Dùng quá liều có thể gây ra các chứng loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, và tử vong. Tình trạng tái phát đái dầm là thường gặp khi dùng thuốc không liên tục và có thể tránh được bằng cách giảm liều từ từ.
Desmopressin (DDAVP) là một chất đồng đẳng tổng hợp của hormon chống bài niệu (antidiuretic hormone – ADH). Một số bệnh nhân mắc bệnh đái dầm có dung tích bàng quang bình thường không có biểu hiện tăng ADH vào ban đêm, biểu hiện này được thấy ở những trẻ em không bị bệnh đái dầm. Dấu hiệu này không giải thích tại sao những đứa trẻ này không thức giấc khi bàng quang của chúng đầy. Một hoặc hai liều xịt DDAVP (20-40 μg) vào mỗi một lỗ mũi lúc giờ đi ngủ đã làm giảm các đợt đái dầm khoảng 10% đến 91%, và 25% đến 50% trong số các bệnh nhân không có đái dầm một thời gian ngắn. Những trẻ em trên 9 tuổi có số đêm đái dầm lúc đầu ít hơn và có tiền sử gia đình dương tính thì đáp ứng tốt hơn với DDAVP. Thuốc này đắt, và tình trạng tái phát bệnh là thường gặp một khi ngừng thuốc. Do có tác động nhanh nên thuốc này có tác dụng cho những tình huống có thời gian ngắn như ở qua đêm tại nhà bạn bè hoặc khi cắm trại. Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu thoáng qua, đau bụng, và sung huyết mũi; giảm natri huyết, co giật, và nhiễm độc nước là hiếm gặp.