ỉa đùn là tình trạng đại tiện tự chủ hoặc không tự chủ thường xuyên vào những chỗ không đúng (thí dụ: quần lót) của một đứa trẻ 4 tuổi hoặc lớn hơn. ỉa đùn nguyên phát xảy ra khi đứa trẻ không có khả năng chế ngự đại tiện trong ít nhất 1 năm. ỉa đùn thứ phát biểu hiện khi thiếu khả năng chế ngự đại tiện xảy ra sau khi đứa trẻ có khả năng kìm đại tiện trong ít nhất 1 năm. ỉa đùn thường gặp nhiều hơn từ bốn đến năm lần ở những trẻ trai, và ỉa đùn thứ phát chiếm 50% đến 60% trong các trường hợp. Nên loại trừ các nguyên nhân làm són phân như bệnh viêm ruột, thiểu năng tuyến giáp, tăng calci huyết, và chứng to đại tràng không có hạch.

Bí đại tiện chức năng có thể xảy ra do sợ đại tiện ở một chỗ lạ, bị đau trước do khe rò trực tràng, hành vi chống đối, hoặc đôi khi sợ nhà vệ sinh. Nỗ lực của đứa trẻ để nhịn đi ngoài có thể có kèm theo biểu hiện cằn nhằn và mặt đỏ lên, tình trạng này có thể được hiểu là “trạng thái khó khăn”. Thể tích và áp lực trực tràng bị tăng lên có thể làm mất tính thôi thúc muốn đại tiện và dẫn đến làm són phân trong khi chơi hoặc lúc giải trí. Việc rỉ cục phân chắc, cứng ở chỗ này chỗ nọ có thể tạo ra tình trạng “ỉa chảy nghịch lý”. Hiện tượng són phân thường xuyên hoặc liên tiếp có thể khai trừ đứa trẻ ra khỏi những bạn đồng lứa và gia đình, dẫn đến tình trạng điều chỉnh kém về cảm xúc. Điều trị thành công hiện tượng són phân thường dẫn đến cải thiện được hành vi của đứa trẻ.ỉa đùn

Nên nâng cao nhận thức cho các bố mẹ và đứa trẻ về các nguyên nhân của tình trạng ỉa đùn và sự bài tiết toàn bộ của đại tràng là cần thiết cho việc lấy lại chức năng bình thường. Đứa trẻ nên ngồi trong nhà vệ sinh trong 5 đến 10 phút, hai hoặc ba lần mỗi ngày, thường sau bữa ăn để tạo phản xạ dạ dày – đại tràng thuận lợi. Nên ghi các dấu sao hoặc đặt các băng dán lên lịch cho những lần đại tiện được tốt và tặng một phần thưởng khi đạt được những mục đích hợp lý.

Táo bón và bí đại tiện nhẹ có thể được điều trị bằng cách bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn và làm mềm phân. Đôi khi cần thiết phải dùng thuốc nhuận tràng đường uống như senna hoặc bisacodyl. Những trường hợp nặng hơn cần làm sạch đại-trực tràng hoàn toàn. Có thể dùng dầu khoáng ở những trẻ em trên 1 tuổi không có nguy cơ hít vào phổi. Liều đầu tiên là 15 đến 30 ml cho mỗi một tuổi trong một ngày, tăng tới liều tối đa là 240 ml/ngày, được dùng trong 3 hoặc 4 ngày. cần dùng liệu pháp điều trị bằng dầu khoáng duy trì (tôi đa 60-90 ml/ngày) để giữ cho phân được mềm và đều đặn trong một đợt từ 6 đến 12 tháng. Có thể uống cùng với nước lạnh, trộn với nước quả cam hoặc dạng nhũ hóa (Kondremul, Mikinol). Chất thụt rửa có phosphat có thể gây giảm natri huyết và không nên dùng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.