Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ và trẻ tập đi
Trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ em học được các quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ và từ vựng cơ bản quan trọng (Bảng 21.2). Chúng cũng phát triển các kỹ năng vận động cần thiết để biểu đạt những từ này bằng lời nói. Chậm phát triển ngôn ngữ có thể là hậu quả từ những khiếm khuyết ở cơ quan giác quan (nghe), rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương, sự thiếu thốn môi trường sống, hoặc kết hợp những yếu tố này. Bước đầu tiên trong việc xem xét một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ là đánh giá khả năng nghe. Trong khi bác sĩ tiếp tục nghiên cứu về những nguyên nhân có thể khác của sự chậm trễ này, thì chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ lời nói có thể định lượng được tình trạng chậm phát triển và đưa ra liệu pháp điều trị.
Chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ
Một đứa trẻ phát triển toàn bộ các kỹ năng vận động trong một chuỗi liên tục phát triển từ đầu đến chân. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều khiển đáng kể nào trên những nhóm cơ lớn. Trong hai tháng đầu tiên của cuộc đời những đứa bé có khả năng điều khiển cơ vùng cổ như vậy chúng có thể nâng được đầu lên khi đặt nằm ở tư thế sấp. Cho tới 4 tháng tuổi chúng điều khiển được vòng ngực nên có thể nâng ngực lên khỏi mặt phẳng khi nằm sấp. Trung bình đến 6 tháng tuổi trẻ có thể ngồi được mà không cần trợ giúp do đã phát triển khả năng điều khiển trên vòng hông. Khoảng giữa 9 đến 12 tháng tuổi có sự phát triển từ lúc phải kéo để đứng lên đến khi đi (đi trong khi bám vào vật cố định) và sau đó bước đi không cần giúp đỡ. Những trường hợp chậm phát triển đáng quan tâm trong thời kỳ này có thể do sự khiếm khuyết ở cơ quan giác quan (thí dụ: mù), rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương (thí dụ: bệnh não cố định), bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên (thí dụ: bệnh nơron vận động ở dưới), hoặc bệnh về cơ. Tiền sử và khám thần kinh-cơ giúp phân biệt những nguyên nhân này.
Can thiệp sớm
Nhận biết được những khuyết tật sớm trong cuộc đời cho phép có cách tiếp cận hệ thống mà biện pháp tiếp cận này sẽ cố gắng quan tâm tới tất cả những nhu cầu của đứa trẻ và cố gắng làm giảm tối thiểu những căng thẳng do tình trạng khuyết tật gây ra đối với gia đình. Cách tiếp cận này được gọi là can thiệp sớm. Theo yêu cầu liên bang những đội ngũ can thiệp sớm được thiết lập bởi những hệ thống có đào tạo. Những đội này thường gồm có các y tá, các nhân viên xã hội, các nhà vật lý trị liệu, các bác sĩ điều trị bệnh nghề nghiệp, các chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ và khả năng nói, và các nhà giáo dục học. Sự cộng tác chặt chẽ giữa đội ngũ này và bác sĩ là bắt buộc để nâng cao tôi đa kết quả của đứa trẻ bị chậm phát triển. Bác sĩ gia đình cần biết chuyển những trẻ em tối chương trình can thiệp sớm ở địa phương như thế nào và nên giao tiếp rộng rãi với các thành viên của đội.
Các vấn đề phát triển tâm thần ở trẻ em trước tuổi đi học và tuổi học đường
Năng lực phát triển thần kinh xảy ra theo một chuỗi liên tục từ các kỹ năng tuyệt vời ở tất cả các vùng (những trẻ em có năng khiếu) đến các kỹ năng bị trì trệ một cách trầm trọng ở phần lớn các vùng (thiểu năng tâm thần). Những trẻ em có các kỹ năng phát triển thần kinh ở mức trung bình tới mức trên trung bình (độ thông minh bình thường) thường được cho là không có khả năng học tập khi chúng có một hoặc nhiều trạng thái yếu đuối nặng mà tình trạng này ngăn cản sự thành công của giáo dục ở mức độ đáng lẽ có được với sự thông minh toàn bộ của chúng.
Khi nghi ngờ những đứa trẻ có khả năng tuyệt vời hoặc khi chúng không đạt được kết quả tốt trong học tập thì làm trắc nghiệm tâm thần chính thức (kiểm tra độ thông minh và kiểm tra thành tích học tập). Sau đó có thể áp dụng những cách phân loại ở trên và tạo ra những thay đổi chương trình dạy học. Bác sĩ gia đình trong vai trò là người ủng hộ đứa trẻ sẽ giúp cho việc đảm bảo rằng các trường học qua chương trình giảng dạy và sự thay thế thích hợp đang giúp cho tất cả trẻ em nâng cao tối đa thành tích của mình. Khi nhận thấy có những khuyết tật về phát triển thần kinh quan trọng, bác sĩ gia đình cần phải xem xét tới tình trạng này mà đứa trẻ được đánh giá y tế thích hợp để xác định nguyên nhân của chậm phát triển.
Bảng 21.1. Các yếu tố góp phần gây ra sự phát triển bất thường
———————————————–
Các yếu tố sinh học
Di truyền
Các bất thường cấu trúc có thể nhận biết được của các nhiễm sắc thể (thí dụ: ba nhiễm sắc thể 21, hội chứng nhiễm sắc thể X gãy)
Những bất thường ở mức độ gen không nhận biết được bằng di truyền học tế bào chuẩn.
Trước khi sinh
Nhiễm trùng
Chấn thương
Nhiễm độc
Những dị dạng do nguyên nhân trong tử cung chưa biết
Chuyển hóa
Trong khi sinh
Tổn thương khi sinh kể cả ngạt
Sơ sinh
Nhiễm trùng
Tổn thương hệ thần kinh trung ương như là hậu quả của đẻ non và biện pháp điều trị tình trạng này.
Sau sơ sinh
Chấn thương
Nhiễm trùng
Nhiễm độc (thí dụ: chì)
Chuyển hóa Khối u
Các yếu tố tâm lý-xã hội
Thiếu thốn môi trường sống
Trẻ bị bỏ mặc
Mất người thân
Khả năng làm cha mẹ thiếu năng lực
Ngược đãi trẻ em
Thân thể
Tinh thần