Các triệu chứng đau đầu, đau tai, đau mặt, đau cơ, có tiếng kêu khi cử động khớp hàm, ù tai, chóng mặt hợp. thành hội chứng khớp thái dương hàm. Còn một thuật ngữ khác cụ thể hơn là đau khớp thái dương hàm : thuật ngữ này chỉ những rối loạn khi đau xuất phát từ khớp hoạt dịch. Đau kéo dài và cảm giác đau trong cơ nhai cũng có thể được gọi là đau xơ cơ nhai, đây là loại đau về mặt giải phẫu của bệnh xơ cơ toàn thân.

Đau khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là một khớp hoạt dịch bao gồm đầu xương hàm dưới, phần viền dọc theo mặt dưới của xương thái dương và đĩa khớp. Đĩa khớp được xen vào giữa đầu xương hàm dưới và xương thái dương và được giữ chặt tại chu vi nối với bao khớp. Cử động bình thường của hàm đòi hỏi đĩa khớp chuyển động cùng với đầu xương hàm dướitheo chiều trước sau. Sự co giãn quá mức hoặc sự thoái khớp ở vùng giữa đĩa khớp và bao hoạt dịch có thể làm cho trật đĩa khớp về phía trước. Khi há miệng có thể làm giảm sự trật khớp về phía trước, dẫn đến vết nứt. Không làm giảm sự trật khớp, ngăn ngừa sự chuyển động bình thường về phía trước của đầu xương hàm dưới, sẽ dẫn đến hạn chế mở hàm, gọi là hiện tượng “cứng hàm”. Sự thoái hoá bề mặt khớp có thể dẫn đến tiếng lạo xạo khi hàm chuyển động. Nguyên nhân của sự trật khớp bên trong bao gồm chấn thương vùng hàm, nghiến răng, trật khớp cắn, mở hàm quá to khi làm các thủ thuật về răng, tăng vận động khớp toàn thân, phụ nữ, viêm sưng khớp.

Nếu thấy chỗ nứt của khớp, hiện tượng hạn chế mỏ hàm hoặc tiếng lạo xạo kết hợp với bệnh nhân kêu đau trước tai và thấy nhạy đau ở khớp thái dương hàm, có thể chẩn đoán đau khớp thái dương hàm về mặt lâm sàng. Mặt khác, chụp cộng hưởng từ có thể chỉ rõ sự trật khớp thái dương hàm, X quang có thể giúp thêm cho chẩn đoán lâm sàng. Điều trị gồm các phương pháp không cố định như đặt nẹp, dùng thuốc chống viêm không steroid, và phẫu thuật chỉnh hình chỉ dùng trong trường hợp các biện pháp trên thất bại.

Đau xơ cơ nhai

Các cơ nhai bao gồm cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm và cơ nhị thân. Chẩn đoán xơ cơ nhai dựa trên dấu hiệu co cứng kéo dài và đau của một trong số cấc cơ này. Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện đơn giản triệu chứng đau đầu nhưng phân biệt bằng cách ấn vào khớp thái dương hàm thì đau, đau khi há miệng hết mức và đau khi hàm chuyển động. Sự trật khớp cắn, sự lo lắng và các thuốc kích thích thần kinh trung ương như cafein có thể làm tăng trương lực cơ nhai, gây đau và rối loạn chức năng.

Điều trị bệnh này gồm các thuốc giãn cơ, các thuốc chống trầm cảm ba vòng và tránh kích thích. Tác động phản hồi sinh học cùng với sự chỉ dẫn tư thế của hàm cũng có thể có tác dụng. Đặt nẹp không cố định cũng có thể dùng để điều trị xơ cơ nhai. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 90% , mặc dù cơ chế tác dụng còn chưa được biết rõ và còn một số bàn cãi đối với vai trò thích hợp của dụng cụ điện cơ trong phương pháp đặt nẹp. Người ta chỉ dùng phương pháp chỉnh hình vĩnh viễn một khi phương pháp này thất bại.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.