Một cách thực tế để bắt đầu sự thay đổi hành vi của một đứa trẻ là “bắt chúng trở nên tốt”, điều này đưa vào thực tế sức mạnh của biện pháp tăng cường tích cực. Nguyên tắc này có hiệu quả cho tất cả các nhóm tuổi và cho nhiều hành vi. Một ví dụ thường gặp là tại bàn ăn bữa tối khi một đứa trẻ 3 tuổi miễn cưỡng bắt đầu ăn bữa tối của mình. Tiếp đó người mẹ có thể khen ngợi đứa trẻ khi nó chỉ đơn giản nhắp một ngụm sữa. Đứa trẻ thường phát triển nhờ vào cách quan tâm này và thường tìm kiếm nhiều lời khen ngợi hơn khi bắt đầu ăn. Các bố mẹ đôi lúc hoài nghi về cách tiếp cận này và hỏi tại sao họ lại làm gián đoạn đứa trẻ, ví dụ khi nó đang rất vui vẻ chơi trò chơi trí tuệ. Người mẹ e sợ rằng đứa trẻ sẽ ngừng lại hành vi tốt này nếu nó bị làm gián đoạn. Việc ca ngợi hành vi tốt sẽ xây dựng được lòng tự trọng của đứa trẻ, và giúp chúng kiên trì trong lúc yên tĩnh. Một ví dụ đối với các trẻ lớn hơn là chiêm ngưỡng các kết quả một việc lặt vặt trong nhà thường ngày mà đứa trẻ nhận làm. Biện pháp tăng cường tích cực không liên tục, cũng là một công cụ có ích, có nguồn gốc được mô tả ở trên chuột, người ta thưởng thức ăn cho chuột khi chúng ấn vào một cái thanh (a bar). Nếu chúng được thưởng một cách ngắt quãng thì thay vì mỗi lần ấn vào cái thanh, chúng lại tìm cách làm cái chúng muốn hơn. Chúng ta không cần hướng dẫn cho bố mẹ cách làm gián đoạn, vì họ không thể tự nhiên ca ngợi đứa trẻ mỗi lần khi họ “bắt chúng trở nên tốt”. Khi cần thiết có thể tiến hành từng bước biện pháp tăng cường tích cực sâu hơn bằng cách tạo sự đồng ý, hoặc tán thành, cho những phần thưởng khác hơn là những từ ca ngợi. Một món quà vặt cũng được dùng thường xuyên, nhưng nó có thể dẫn đến tình trạng béo phì nếu cho quá nhiều. Những phần thưởng tích cực khác tùy thuộc vào các nhu cầu và lứa tuổi của đứa trẻ.Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi tiêu.

 

Trừng phạt, hay biện pháp tăng cường tiêu cực được yêu cầu có tính chất định kỳ. Một mô tả cổ điển là huấn luyện con ngựa bước đi bằng cách giữ một củ cà rốt trên một cái que ở trước mũi của nó. Tất nhiên, củ cà rốt là một ví dụ về biện pháp tăng cường tích cực. Nếu con ngựa không đáp ứng thì người huấn luyện áp dụng cách trừng phạt: “đánh chúng bằng cái roi”. Điều này có thể hoặc không thể điều khiển được con ngựa, nhưng trong thực tế chúng ta tán thành các cách trừng phạt mà không phải là bạo lực. Trong xã hội của chúng ta một truyền thống phạt có từ lâu là tát hoặc phát vào mông đứa trẻ, nhưng những hậu quả hiện tại của sự ngược đãi trẻ em và ngược đãi người vợ (chồng) nhắc nhỏ cần quan tâm tới sự phù hợp của cách trừng phạt như thế trong xã hội ngày nay. Các hình thức trừng phạt về thể xác gây sự thù hận, và nó không đưa ra được những thay đổi tới đứa trẻ.

Một lựa chọn là khái niệm “thời gian ra khỏi chỗ” (time-out). Hình thức trừng phạt này có hiệu quả và có thể được điều chỉnh cho nhiều nhóm tuổi. Hình thức “thời gian ra khỏi chỗ” có thể bắt đầu áp dụng ở bất cứ tuổi nào từ trên 2 tuổi đến 12 tuổi. Có hình thức “ra khỏi ghế” được ấn định hoặc là ở vị trí khác như góc nhà hoặc cầu thang. Đứa trẻ được chuyển khỏi hành vi khó chịu của chúng và bị ngồi ở chỗ phạt. Một cách lý tưởng, có đồng hồ đặt số phút tương ứng với số tuổi của chúng (thí dụ: một đứa trẻ 5 tuổi ngồi trong 5 phút). Trong khi ngồi ở chỗ bị phạt chúng không được phép hỏi các câu hỏi hoặc chơi mà phải nghĩ về hành vi của chúng. Khi thời gian hết, chào đón đứa trẻ bằng cái ôm chặt để kết thúc sự trừng phạt. Những đứa trẻ lớn hơn có thể cần các biện pháp tăng cường tiêu cực khác như làm thêm các việc vặt, đặt xuống đất, hoặc phải chịu mất các quyền lợi khác. Có lúc bố (mẹ) cần lờ đi hành vi không phù hợp của đứa trẻ. Cuối cùng bọn trẻ cần phải biết tự kiềm chế để tham gia hoạt động trong xã hội.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.