Chăm sóc trước đẻ hiện nay bắt đầu được thực hiện trước lúc thụ thai. Giai đoạn bắt đầu quan trọng này của sự ngăn ngừa những biến chứng được đề cập tới như là chăm sóc trước lúc thụ thai. Chăm sóc trước đẻ ngay sau khi thụ thai nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sàng lọc về sức khoẻ và can thiệp sớm trong lúc có thai có thể cải thiện kết quả sinh đẻ. Chẳng hạn, dùng acid folic kèm theo nhiều vitamin trong 6 tuần đầu của thai nghén đã làm giảm từ 3 đến 4 lần nguy cơ bị những khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh . Sàng lọc và can thiệp sớm cũng còn giúp kiểm soát được glucose ở người đái tháo đường, sàng lọc về di truyền, thay đổi những thuốc gây quái thai như phenytoin (Dilantin), điều trị những nhiễm khuẩn và những thay đổi về hành vi như hút thuốc lá, uống rượu, ma tuý và dinh dưỡng cho người mẹ.
Những tiếp cận chăm sóc trước đẻ theo cổ truyền, đã phát triển sớm trong thế kỷ 20 và đã được thay đổi do một Hội đồng chuyên gia của dịch vụ y tế công cộng Mỹ . Thay thế cho một lần thăm khám toàn diện lúc ban đầu khi mới có thai tiếp theo là những lần thăm khám hàng tháng cho tới quý 3, thì hội đồng này khuyên nên can thiệp tích cực sớm hơn trong thời kỳ thai nghén nếu có những yếu tố nguy cơ có thể làm thay đổi được. Chẳng hạn, những phụ nữ hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng kém hoặc có một môi trường gia đình nguy cơ cao có thể được đến thăm khám thường xuyên hơn và có thể được tiếp cận với một đội ngũ nhiều chuyên môn từ sớm trong quá trình thai nghén. Những phụ nữ nguy cơ thấp có thể cần những thăm khám ít hơn so với quy định cổ truyền.
Chăm sóc trước đẻ ở người phụ nữ bình thường hoặc khoẻ mạnh là một phần của y học dự phòng. Nên tiếp cận về tâm sinh lý và xã hội học với một quan điểm gia đình và nhấn mạnh việc chăm sóc trước đẻ cho người phụ nữ có thai bao gồm cả dự phòng cấp một như dinh dưỡng một cách thích hợp hơn để tăng cường kết quả tốt cho cuộc đẻ và dự phòng cấp hai thông qua sự sàng lọc để phát hiện những tình trạng có thể làm giảm hoặc thay đổi cách xử trí cho bệnh nhân.
Tăng cường sức khoẻ
Tất cả những người chăm sóc cho những phụ nữ mang thai phải tiếp cận với thai nghén như là một dịp để tăng cường sức khoẻ và sự thoải mái của gia đình. Tư vấn để họ trở lại những hành vi lành mạnh và giáo dục về thai nghén, về sinh con và làm cha mẹ là phần chủ chốt của chăm sóc chu sản.
Trong thực hành tại gia đình, giáo dục về thai nghén, về sinh đẻ và làm cha mẹ bắt đầu trước lần thụ thai đầu tiên và phải tiếp tục duy trì trong suốt những năm làm cha mẹ. Thai nghén là một dịp để tham gia tích cực hơn. Bảng 11.1 là một phác thảo những chủ đề phải bao trùm trong giáo dục tất cả những phụ nữ có thai và những người hỗ trợ họ . Những bậc cha mẹ có kinh nghiệm chỉ cần một chương trình tóm tắt, tập trung vào những lĩnh vực chọn lọc mà họ quan tâm. Việc chuẩn bị cho việc sinh con tự nhiên (ví dụ cuộc đẻ mà không dùng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc toàn thân) và sinh đẻ đường âm đạo ở những người đã có tiền sử mổ lấy thai, có thể làm giảm sự lo sợ của người mẹ và làm giảm tỷ lệ đẻ phải mổ và những biến chứng có liên quan . Những lớp học chuẩn bị để sinh con, thường được tổ chức do các bệnh viện, những bệnh khoa lâm sàng hoặc những nhà giáo dục về sinh đẻ mà hành nghề có tính chất tư nhân đã hoàn thành tốt những chức năng này. Thêm vào đó, trong lúc chăm sóc thai nghén, điều quan trọng là người bác sỹ thực hành phải dành thời gian để thảo luận với người phụ nữ về những lòi khuyên đặc trưng cho sự chăm sóc họ, ví dụ như mục tiêu của những xét nghiệm, những thủ thuật và những bước phải thực hiện khi chuyển dạ bắt đầu. Nên thảo luận với người phụ nữ và những thành viên trong gia đình họ về những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với đứa trẻ và đối với người mẹ trước khi có thai hoặc ngay khi có thai và sau đó là mô hình hoá vào lúc đẻ. Hiệu quả của việc giáo dục về sự ngăn ngừa sinh trẻ nhẹ cân không đạt được kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, thông tin về hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma tuý, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây lan theo đường tình dục và vận động những hỗ trợ của gia đình và những dịch vụ xã hội trong cộng đồng là hữu ích. Giáo dục sức khoẻ có thể có hiệu quả sâu sắc đến vấn đề trẻ đẻ nhẹ cân nếu nó được tiến hành trước lúc thụ thai, trong lúc có thai và sau khi đẻ, mặc dù có những trường hợp không đạt được kết quả trong những lần thai nghén sau đó.
Động cơ thúc đẩy chấp nhận những hành vi lành mạnh có lẽ được tiếp thu tốt hơn vào lúc có thai hơn là vào những thời điểm khác. Hơn nữa, sự có thai có thể tạo nên một áp lực nhậy cảm làm thắt chặt mối quan hệ và làm tăng thêm sự phụ thuộc của người phụ nữ có thai vào những mối quan hệ đó. Có thai là một động cơ thúc đẩy nhiều phụ nữ ngừng hút thuốc lá trong lúc có thai nhưng họ lại có thể hút trỏ lại sau khi đẻ. Phải nhấn mạnh rằng trong lúc có thai, cặp vợ chồng không hút thuốc lá sẽ có những lợi ích to lớn đối với trẻ em.
Bảng 11.1. Những chủ đề cho các lớp học về sinh đẻ và làm mẹ
Thời kỳ đầu của thai nghén.
Dinh dưỡng: tăng cân tối ưu, bổ sung sắt, calci, vitamin.
Vấn đề thể dục và tình dục trong lúc có thai.
Những triệu chứng và xử trí thông thường: mệt nhọc, buồn nôn/nôn, đau lưng, đau dây chằng tròn, ngất, táo bón…
Những dấu hiệu nguy hiểm: chảy máu, những cdn co, khó đái, viêm âm đạo, giảm trọng lượng. Tâm lý học của thai nghén: hình ảnh thân thể, khoái cảm trong tình dục, nhu cầu về an toàn: giáo dục cho tự giúp đỡ, thay đổi những vai trò gia đình, chấp nhận thai nghén.
Những cơn sốt, tắm nóng, tắm hơi.
Những tác hại do môi trường và nghề nghiệp, cách làm giảm tác hại và xử trí stress.
Phơi nhiễm với những tác nhân nhiễm khuẩn (chẳng hạn bệnh do toxoplasma, bệnh rubeon, HIV, bệnh thuỷ đậu)
Tránh thuốc lá, rượu, tia X và những ma tuý khác.
Những nguồn sin sàng cho những gia đình có người có thai và làm cha mẹ.
Giai đoạn muộn của thai nghén
Những triệu chứng thông thường và cách xử trí: ợ nóng, đau lưng, “mỏi khớp”, trĩ, phù, mất ngủ. Dinh dưỡng và sự lớn lên của thai.
Tránh thuốc lá và những chất ma tuý khác.
Những triệu chứng có thể nghiêm trọng: phù, chảy máu, nhức đẩu, dịch ối nhuộm phân xu, giảm những cử động của thai.
Thể dục (chẳng hạn thể dục của Kegel, nghiêng tiểu khung), tình dục, du lịch (tránh ngồi lâu do nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu).
Những điều chỉnh nghề nghiệp (tránh làm việc quá sức, đứng quá lâu, các stress) và những kế hoạch sau khi đẻ.
Cho con bú
Những dấu hiệu của chuyển dạ Những giai đoạn của chuyển dạ
Những kỹ thuật để kiểm soát đau (thực hành thư giãn và kỹ thuật hình dung)
Mổ lấy thai, đẻ đường âm đạo sau mổ lấy thai và những can thiệp khác.
Kế hoạch đẻ, sự quan trọng của người chăm sóc theo dõi khi chuyển dạ và sự tiếp xúc sớm giữa mẹ và con.
Những tư thế cho chuyển dạ và đẻ.
Sử dụng ghế có dây thắt lưng và chỗ ngồi trên ô tô cho con Cắt bao quy đầu Chuẩn bị cho anh hay chị
Sau đẻ/Làm cha mẹ
Chăm sóc tầng sinh môn, những bài thể dục Kegel
Hỗ trợ thực hành cho con bú.
Những lý do để tiếp xúc với người cung cấp (mẹ chảy máu, sốt, đau tăng, vàng da ở trẻ sơ sinh, trẻ bị suy hô hấp)
Những bài thể dục sau đẻ.
Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung calci và sắt
Nghỉ ngơi và ngủ
Làm việc trở lại
Sinh hoạt tình dục và tránh thai
Điều chỉnh lại quan hệ giữa anh chị em ruột
Những vấn đề miễn dịch của trẻ và kế hoạch chăm sóc dự phòng
Sự lớn lên và phát triển của trẻ thơ: những mong đợi bình thường và những vấn đề nuôi dạy con cái từng lứa tuổi.
Không uống rượu và không sử dụng chất ma tuý cũng rất quan trọng. Ngày nay người ta cho rằng uống rượu trong lúc có thai là một nguyên nhân thường gặp làm chậm phát triển tầm thần hơn là hội chứng Down . Tỷ lệ người sử dụng cocain trong lúc có thai thì cao tới 17% ở một số quần thể dân số nhưng thường không được người thầy thuốc chấp nhận . Những nghiên cứu về sử dụng chất ma tuý ở phụ nữ còn quá nghèo nàn và ít có những chương trình điều trị trên những phụ nữ có thai, vì vậy về lĩnh vực này là một thách thức đối với các nhà chuyên môn chăm sóc trong sinh sản.
Những thầy thuốc thường phải tư vấn cho những phụ nữ về vấn đề làm việc trong chăm sóc trước đẻ. Người thầy thuốc phải xem xét tất cả các vấn đề như những ảnh hưởng của lao động thân thể, lao động với cường độ cao, đứng lâu trong lúc có thai, những tai nạn về nghề nghiệp và môi trường (chẳng hạn nhiệt, kim loại nặng, những khí gây mê, tia X và có thể cả những tia âm cực), những quyền lợi hợp pháp của những công nhân có thai, việc chăm sóc trẻ em và việc cho con bú.
Sự khoẻ mạnh về thể chất có thể cải thiện thai nghén và sinh con. Kê đơn và đôi khi sự ngăn cấm thể dục trong lúc có thai và thảo luận về tình dục trong thời kỳ chu sản là một việc làm cần thiết.
Trong chăm sóc trước đẻ phải theo dõi sát sao về dinh dưỡng và trọng lượng cơ thể. Những thầy thuốc phải nắm được những nhu cầu dinh dưỡng trong khi có thai và phải biết xử trí buồn nôn và nôn, viêm thực quản do trào ngược, táo bón, béo phì, hướng dẫn trước cho thai phụ về những thay đổi hình ảnh của cơ thể và phải thay đổi chế độ ăn trong những trường hợp khác nhau (chẳng hạn sự ăn chay, không dung nạp lactose). Tăng cân tối ưu trong lúc có thai thay đổi tuỳ thuộc vào trọng lượng trước lúc có thai. Một phụ nữ gầy có thể có lợi nếu tăng 18 kg, trong khi một phụ nữ béo phì sẽ là tốt hơn nếu chỉ tăng 5 kg. Sự tăng trọng lượng trung bình là từ 11 đến 13 kg thường chỉ có lợi mà không gây hại cho cái thai. Lời khuyên về dinh dưỡng cho những phụ nữ có thai phải tập trung vào một chế độ ăn có chất lượng cao, nhiều protein, tăng cân dần dần và liên tục, đi đối với tầm vóc và thói quen ăn uống của người phụ nữ. Phải giáo dục cho những phụ nữ có thai tránh phân mèo và không ăn thịt sống (vì có nguy cơ mắc bệnh do toxoplasma).
Thai nghén là một dịp để đánh giá về những hỗ trợ và độ tin cậy của gia đình cũng như để cải thiện kết quả của chăm sóc chu sản. Nếu có tiền sử người mẹ có một sự mất mát nào đó, trầm cảm sau đẻ, bị lạm dụng thân thể, hoặc sử dụng ma tuý thì có thể bắt đầu những can thiệp trong lúc có thai và phải tiếp tục sau khi sinh. Người thầy thuốc phải hỏi một cách rõ ràng về những vấn đề này do người phụ nữ thường kể lại một cách không rõ ràng. Sau cùng, những người thầy thuốc phải nắm được và có khả năng tư vấn sử dụng những chương trình dịch vụ xã hội công cộng có sẵn để giúp và bảo trợ thai phụ và gia đình họ sử dụng những dịch vụ đó.