Sinh lý bệnh học

Khi dị vật lọt vào thực quản phải lưu ý lập tức. Dị vật lớn mắc trong thực quản có thể gây tắc đường thỏ. Dị vật có thể gây ra hậu quả là đường tiêu hoá có thể bị tắc hoặc bị đâm thủng, viêm trung thất, ép tim, áp xe quanh thực quản hoặc dò động mạch chủ – khí quản – thực quản. Đâm thủng có thể do mòn cơ học trực tiếp (xương) hoặc do ăn mòn hoá học (viên pin).

Hầu hết tắc ở trẻ em xảy ra ở phần trên thực quản còn tắc ở người lớn ở phần dưới thực quản có tiền sử bị bệnh thực quản. Đa phần các dị vật lọt qua thực quản, tiếp tục theo toàn bộ đường tiêu hoá một cách dễ dàng nhưng khoảng 10 đến 20% đòi hỏi phải can thiệp và khoảng 1% cần phẫu thuật.

Những dị vật lớn hơn 3 đến 5 cm có thể khó qua quai tá tràng ở vùng có dây chằng Treitz. Biểu hiện lâm sàng

Dị vật nuốt vào có thể gây đau và lo lắng đáng kể. Dị vật ở thực quản gây khó nuốt, đặc biệt với thức ăn rắn và đôi khi bị khó thỏ do chèn ép lên hầu họng, người bệnh có khi không nuốt nổi chất tiết của mình. Giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng, sau đó các triệu chứng tắc thực quản tiến triển biểu hiện hậu quả là phù và tình trạng viêm. Đau tăng lên, sốt và sốc chứng tỏ bị đâm xuyên. Có tiếng lạo xạo dưới da có thể tiến triển ở cổ hoặc vùng tai mũi họng nếu khí lọt qua lỗ đâm xuyên.

Xử trí

Do hầu hết dị vật đi qua mà không gây vấn đề gì nên thường cách đánh giá và xử trí là chờ đợi. Khi người bệnh phàn nàn có cảm giác vướng ở trong họng (thường gặp khi hóc xương cá) thì soi họng trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ có thể thấy dị vật và dùng kẹp gắp ra. Soi thực quản áp dụng khi gắp dị vật mắc ở thực quản hoặc dạ dày.

Những dị vật cản quang có thể được chẩn đoán dễ dàng trên phim Xquang không chuẩn bị chụp vùng cổ, ngực hoặc bụng. Có thể chụp thực quản để xác định vị trí dị vật không cản quang. Thầy thuốc khám nhiều lần để tìm dấu hiệu tắc hoặc niêm phúc mạc do bị đâm thủng. Có thể theo dõi tiến triển của dị vật theo dọc đường tiêu hoá bằng nhiều lần chụp bụng. Nếu dị vật vẫn giữ nguyên ở một chỗ tại đầu xa của môn vị trong quá 5 ngày thì cần xem xét mổ lấy ra.

Nghẹn thức ăn

Người bệnh điển hình hay bị nghẹn thức ăn là người cao tuổi, thường đeo răng giả, tiền sử thường gặp là người bệnh nuốt một miếng thịt và thấy nó bị chẹn “giữa đường xuống”. Tắc hoàn toàn là khi người bệnh không thể nuốt nước xuống và oẹ ra. Thông thường thở không bị liên quan và người bệnh không bị khó nói và khó thở.

Thường phải soi thực quản để lấy ra. Không nên dùng các loại enzym tiêu protein như nước đu đủ (thí dụ nước làm mềm thịt Adolph) vì có nguy cơ bị đâm thủng. Nếu không thể soi thực quản thì nên tiêm tĩnh mạch glucagon (1,0 mg) để làm giãn cơ trơn thực quản. Nếu cục thức ăn không đi qua được trong 20 phút, cần tiêm tĩnh.mạch thêm

Nếu không có chống chỉ định có thể dùng nifenidin (ngậm dưới lưỡi 10mg) để giảm áp lực thực quản và co cơ thắt thực quản – dạ dày mạnh hơn. Nên chụp thực quản để thấy rõ tháo được chỗ bị nghẹn.

Nuốt phải đồng xu

Nửa số trẻ nuốt phải đồng xu vào thực quản mà không có triệu chứng; do đó phải chụp X quang cho tất cả những trẻ nghi ngờ nuốt phải đồng xu. Nội soi thực quản là phương pháp tiện nhất và an toàn nhất để lấy đồng xu ra. Nếu không thể soi thực quản thì có thể luồn Ống thông Foley xuổhg thực quản đến chỗ xa hơn dị vật. Sau đó bơm đầy bóng và từ từ rút ống thông ra kéo theo đồng xu. Có nguy cơ cao bị hít sặc trong kỹ thuật này ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đã thấy trường hợp đồng xu có thể nằm ở dạ dày tới 2 đến 3 tháng mối tự ra ngoài được.

Nuốt phải viên pin

Hầu hết các viên pin đi qua đường tiêu hoá trong vòng 48 đến 72 giờ mà không có sự gì xảy ra. Tuy nhiên, nuốt phải viên pin tắc ở thực quản lại là trường hợp cấp cứu. Viên pin chứa 45% hydroxid kali, chất này ăn mòn thực quản và rất tai hại. cần soi thực quản lấy viên pin ra từ thực quản hoặc lấy từ dạ dày nếu nó mắc ở đó trên 24 giờ.

Nuốt phải dị vật sắc

Trẻ em nuốt phải dị vật sắc mà không hề có triệu chứng có thể được xử trí bằng chờ đợi. Cần ghi lại diễn biến của dị vật sắc bằng chụp một loạt phim Xquang. Nếu không thấy nó tiến triển qua dạ dày và nghi ngờ đâm thủng thì chụp Xquang uống thuốc cản quang tan trong nước. Nếu thủng cần lập tức can thiệp ngoại khoa. Nên theo dõi chặt chẽ hoặc cho nhập viện những trẻ nuốt phải viên pin hở hoặc dị vật sắc dài như kim khâu.

Nuốt thuốc

Kẻ buôn ma tuý có thể nuốt những gói nhỏ cocain hoặc heroin. Khi phát hiện ra người này không có triệu chứng, cần theo dõi. vỏ bao gói thuốc có thể gây tắc, hoặc nếu nó rách có thể gây hậu quả chết người. Phẫu thuật ngoại khoa thường chọn để lấy dị vật an toàn vì thủ thuật nội soi có thể làm rách túi bọc.

Có bốn cách cơ bản gõ mũi câu khi bị móc vào da người. Thủ thuật vô khuẩn và gây tê tại chỗ thích hợp bằng tất cả các kỹ thuật. Tổn thương do móc mũi câu rất dễ gây uốn ván, cần dùng kháng sinh khi vết thương bẩn hoặc thấy rõ đã nhiễm trùng.

Bài trướcPhân loại và Xử trí Bỏng các mức độ
Bài tiếp theoChế độ ăn kiêng và Chăm sóc bệnh nhân béo phì

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.