Kinh nghiệm điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp trong đời sống, tùy vào mức độ bệnh mà có những phương pháp điều trị hợp lý. Sau đây xin chia sẻ kinh nghiệm điều trị thoát vị đĩa đệm với quý đồng nghiệp.
Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí thì gọi là thoát vị đĩa đệm
Cột sống giống như một cột trụ gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể,khi đĩa đệm bị lệch có thể gây chèn ép vào dây thần kinh hoặc choán chỗ trong ống sống đè vào tủy sống.
Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm.
Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal). Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn có thể tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Đeo đai lưng hay yếm cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm. Gần đây bắt đầu sử dụng laser, sóng radio để điều trị đau thần kinh tọa. Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay. Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau. Các biện pháp vật lý trị liệu thường dùng là liệu pháp nhiệt như chườm túi lạnh, tắm nước nóng, dùng đệm sưởi nóng. Có thể dùng các biện pháp khác như chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc… Khi có điều kiện có thể dùng liệu pháp tắm cát, đắp bùn, tắm suối khoáng, tắm biển. Điều trị nội khoa dù là đông y,tây y hay vật lí trị liệu đều nhằm mục đích giảm đau,giãn cơ để giúp đĩa đệm trở về đúng vị trí.
– Bước 1: giảm áp lực lên đĩa đệm và duy trì hiệu quả điều trị.
Gồm có: giảm cân nếu thừa cân,đeo đai lưng thường xuyên ,chỉ bỏ ra khi nằm,nằm đệm cứng,kiêng đi vào chỗ xóc,kiêng cúi bê vật nặng hoặc với sai tư thế,tập xà đơn hoặc các động tác làm khỏe cơ lưng ở tư thế nằm
– Bước 2: Làm mềm ,dãn cơ ,giảm đau để chuẩn bị cho bước 3 một cách hiệu quả
Tùy theo từng bệnh nhân ,bệnh mới hay cũ ,cấp hay mãn,đau nhiều hay ít ,có tê hay không mà dùng xông,ngâm sục thuốc,chiếu đèn hồng ngoại ,chườm thuốc,quấn nóng,bấm huyệt,châm cứu,tiêm giảm đau,dãn cơ hoặc uống thuốc bắc. Thường sau bước này đến 90% bệnh nhân đều thấy dễ chịu
– Bước 3: Kéo dãn cột sống theo chỉ định
Khi cơ đã mềm cho bệnh nhân nằm máy kéo dãn ,cột sống sau 20 phút kéo cách quãng sẽ dãn được 3-5mm từ đó tạo điều kiện cho đĩa đệm trở về vị trí .Tuy nhiên khi bệnh nhân trở về sinh hoạt bình thường ,cột sống lại phải gánh chịu sức nặng toàn thân nên lại ép vào đĩa đệm,đĩa đệm lại chèn vào thần kinh gây đau và co cứng cơ. Chính vì vậy điều trị thoát vị đĩa đệm phải kiên trì và tuân theo liệu trình .Thường 15-25 ngày là 1 liệu trình,mỗi liệu trình nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục đến khi khỏi hẳn. Thực tế sau liệu trình bệnh nhân đỡ trên 70%,tuy nhiên cả những bệnh nhân đã hết đau hẳn cũng nên nhắc lại tuần bấm huyệt 1-2 lần
– Bước 4: Củng cố và phòng tái phát
Ngoài số ít bệnh nhân còn trẻ thường gặp thoát vị do chấn thương,thể thao gây đau cấp,tôi thường gặp nhiều ở bệnh nhân trên 40 tuổi,đa phần đều có tiền sử đau tái đi tái lại từ rất lâu,đau tăng khi thay đổi thời tiết…ngoài thoát vị thường kèm thoái hóa,xem mạch thường kèm theo xích nhược.Những bệnh nhân này tôi đều hướng dẫn tự xoa bóp và tập luyện,ngoài ra có thể dùng thường xuyên những thực phẩm chống thoái khớp như sụn cá mập,colagen,cao động vật,bổ thận hoàn,tống phong hoàn,glucosamin…tùy trường hợp cụ thể
Mình đã từng bị căn bệnh này ở mức độ phồng lồi nhẹ, tích cực tập luyện thể thao chủ yếu là bơi lội và xà đơn, hiện nay tình trạng bệnh của mình cũng đã cải thiện đáng kể. Có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian để giảm đau như chườm ngải cứu.
Bên cạnh các bài tập điều trị như bạn nêu trên cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc Tây kết hợp. Mình đã sử dụng và hiệu quả rất tích cực