Tình yêu
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất, ngay cả khi đem ra so sánh với các loại cảm xúc khác.
Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình,…
Thần tình yêu Cupid
Tình yêu nam nữ
Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ (hoặc giữa những người cùng giới) được định nghĩa là “Hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ của con người”.
Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm “bản năng con người” và “trí tuệ con người”. Theo triết học: tình yêu là một loại tình cảm giữa người và người, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ.
Bản năng con người được nhìn nhận trong đây là những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông – kết hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn, v.v…
Trong xã hội loài người phát triển, với bộ óc thông minh, hay trong đây gọi là “trí tuệ” cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ,… lẫn nhau.
Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.
So sánh giữa sự kết hợp giới ở động vật, từ những loài có trí não kém phát triển như bò sát, chim,… cho đến thú đặc biệt là khỉ, vượn,… và con người phong kiến, con người hiện đại, đặc biệt là thế hệ những người phát triển trước thế giới cả trăm năm như Hoa Kỳ, Anh,… sẽ tìm thấy những điểm lý thú và vô cùng logic trong tình yêu giới tính.
Khái niệm Tình yêu nam nữ
Cảm xúc về Tâm hồn, tạo ra Tình bạn; Cảm xúc về Tri thức, tạo ra lòng Kính trọng; Cảm xúc về Thể xác, tạo ra lòng Ham muốn. Cả ba cái này cộng lại là Tình yêu.
Tình yêu = Tình bạn + Kính trọng + Ham muốn
Tình yêu thiên nhiên
Tình yêu thiên nhiên tức là phải biết yêu trọng quý mến và giữ gìn thiên nhiên, cảnh vật,… biết làm thế nào để giữ môi trường thật trong sạch không bị ô nhiễm.
Tình yêu quê hương, đất nước
Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia. Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng nghĩa. Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới quan niệm nhiều hơn Tình yêu đồng loại
Tình yêu đồng loạilà tình yêu thương, thông cảm giữa hai con người với nhau. Họ thông cảm, giúp đỡ nhau về hoàn cảnh kinh tế gia đình, rủi ro do thiên nhiên. Tinh yêu thương đồng loại giữa con người với con người không phân biệt về ngôn ngữ, quốc gia, dân tộc và màu da.
Tình yêu công việc
Tình yêu công việc thường được gọi là đam mê với công việc là một cảm xúc, ham muốn, đến mức như không gì cưỡng lại được và không gì có thể thay thế. Trong tiếng Việt, đam mê khi được gọi theo ý xấu sẽ là ham mê, để chỉ các ham muốn thiếu lành mạnh, thí dụ như ham mê rượu chè, cờ bạc. Đối với các bạn trẻ mới lớn, tình yêu có thể xem là một đam mê quen thuộc nhất và mạnh mẽ nhất, khi mạnh mẽ thái quá thì được gọi là si mê. Đam mê là cảm nhận, kinh nghiệm của từng cá nhân một, không ai hoàn toàn giống ai.
Tình yêu trong văn hóa thế giới
Trung Quốc
Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhiều thuật ngữ thể hiện khái niệm “tình yêu”:
愛ái được dùng như một động từ (ví dụ trong我愛你wǒ ài nǐ “anh/em yêu em/anh”) hay một danh từ, đặc biệt ái tình (愛情).
Nhật Bản
Ai là yêu trong tiếng nhật Aishiteru
Hàn Quốc
Saranghae, hay Saranghaeyo được dùng như Tôi/tớ/anh/em yêu bạn/cậu/em/anh
Nga
“Любовь” trong tiếng Nga có nghĩa là “tình yêu”
Latin
Ngôn ngữ Latin có nhiều động từ ứng với “tình yêu”.
Amare là gốc của động từ “yêu”, mà ngày nay vẫn còn sử dụng trong tiếng Ý.
Pháp
“Amour” trong tiếng Pháp có nghĩa là “tình yêu”. Trong một cuộc khảo sát của các chuyên gia ngôn ngữ trước ngày lễ Tình nhân, amour được bình chọn là từ lãng mạn nhất thế giới.[1]
Ý
Tiamo
Việt Nam
Anh/Em yêu em/anh
Đức
“Liebe” trong tiếng Đức có nghĩa là “tình yêu”.