CÁCH KHÁM BỤNG

Nguyên tắc.

Phải khám thật nhẹ nhàng từ nông tới sâu, chỗ lành trước chỗ đau sau.

Phải đặt sát cả hai bàn tay vào thành bụng, không nên chỉ ùng năm đầu ngón tay.

Phải khám nơi đủ ánh sáng, trời lạnh phải khám trong buồng ấm. Xoa tay trước khi khám, giải thích cho người bệnh yên tâm.

Tư thế của người bệnh và thầy thuốc.

Người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng chân co, miệng há thở đều và sâu để thành bụng được mềm, cởi áo hoặc vén áo lên ngực, nới bớt rút quần.

Thầy thuốc ngồi bên phải người bệnh phía dưới.

Nhìn

Bình thường: bụng thon tròn đều, thành bụng ngang với xương ức, cử động nhịp nhàng theo nhịp thở, rốn lõm. Người béo hay phụ nữ đẻ nhiều bụng bè ra, ở người phụ nữ đã đẻ trên da bụng có vết rạn da.

Bệnh lý:

Những thay đổi về hình thái:

Bụng lõm hình lòng thuyền do suy môn, lao màng bụng.

Bụng căng phình.

Do có hơi: ruột, dạ dày, chướng hơi.

Do có khối u: u thận, u buồng trứng, u gan, lách to.

Do có nước: khi nằm bụng bè ra, lúc đứng bụng xệ xuống.

Rốn lồi: do thoát vị nước hay trong bụng có nước.

Thoát vị đường trắng làm cho ruột ở trong thoát ra ngoài cơ thẳng to quá đường trắng dưới lớp da bụng

Những thay đổi về cử động của thành bụng: thành bụng co cứng không cử động theo nhịp thở, các cơ nổi rõ gặp trong co cứng thành bụng do viêm phúc mạc, thủng dạ dày.

Những triệu chứng bất thường ở bụng:

Những sẹo mổ, sẹo vết thương cũ ở bụng có giá trị gợi ý chẩn đoán rất tốt; vết mổ đường mật, mổ dạ dày, mổ ruột thừa, mổ tử cung…

Những nhu động kiểu rắn bò:

Ở vùng thược vị do tắc môn vị dạ dày.

Ở vùng rốn do tắc ruột non.

Theo dọc khung đại tràng do tắc đoạn cuối đại tràng.

Những tĩnh mạch nổi rõ gọi là tuần hoàn bàng hệ gặp trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tắc tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch chủ (xem thêm phần cổ trướng).

Sờ nắn: Cần giải thích trước để người bệnh yên tâm, không sợ đau, không sợ buồn, chú ý đến động tác khám của thầy thuốc ( có thể vừa khám vừa hỏi để đánh lạc sự chú ý của người bệnh).

Các phương pháp sờ nắn:

Tìm điểm đau: ùng một hay hai ngón tay ấn vào bụng để tìm vị trí chính xác của điểm đau và vùng đau.

Dùng hai bàn tay áp sát vào thành bụng day day theo một vùng tròn ngược chiều kim đồng hồ. Sờ theo nhịp thở người bệnh. Nếu thành bụng dày, cứng dùng hai bàn tay chồng lên nhau để khám.

Dùng hai bàn tay móc vào vùng hạ sườn phải hoặc trái người bệnh, thường ùng để khám bờ dưới gan và lách.

Đẩy lắc: một bàn tay luồn xuống dưới mạng mở hất lên, bàn tay trên bụng ấn xuống đón lấy thường ùng để khám gan và thận.

Chạm bàn tay luồn dưới hố thắt lưng, một bàn tay ở trên ấn xuống để khối u chạm vào tay dưới ùng để phát hiện thận to.

Tìm dấu hiệu sóng vỗ và dấu hiệu cục đá (xem thêm phần cổ trướng”).

Bình thường: khi khám ta thấy thành bụng mềm mại, không đau, hông sờ thấy lách thận, bờ dưới gan (trừ một phần của thùy trái dưới mũi ức) không sờ thấy u hoặc cục bất thường ở bụng, ấn vào các điểm đặc biệt không đau.

Bệnh lý

Những thay đổi ở thành bụng:

Thành bụng phù nề: khám thầy dầy và ấn vào có vết lõm.

Thành bụng căng: có nước hoặc có hơi.

Thành bụng lồi lõm, chỗ rắn chỗ mềm: viêm dính màng bụng nhiều chỗ do lao…

Thành bụng co cứng và có phản ứng: khi ấn vào thì thành bụng co lại, đồng thời người bệnh kêu đau, gạt tay ta ra không cho khám. Gặp trong viêm màng bụng do bất cứ nguyên nhân gì (thủng dạ dày, thủng ruột thừa).

Những điểm đau cần chú ý khi khám :

cách khám bụng

Điểm đau túi mật: chỗ bờ ngoài cơ thẳng to phải gặp bờ sườn bên phải. Đau khi viêm túi mật. Đối với điểm túi mật ta còn lại nghiệm pháp Murphy: Ấn nhẹ ngón tay vào điểm túi mật rồi bảo người bệnh hít vào sâu, nếu đau người bệnh sẽ dừng thở lại đột ngột: nghiệm pháp dương tính gặp trong túi mật.

Điểm đau Mac Burney: điểm chia 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải. Đau khi viêm ruột thừa.

Điểm cạnh mũi ức bên phải đau trong bệnh giun chui ống mật.

Vùng đau đại tràng họp thành một đường dọc theo đại tràng gặp trong viêm đại tràng.

Vùng đầu tuỵ và ống dẫn mật chủ: ở trong góc một cạnh là đường giữa bụng, một cạnh là đường phân giác của góc đường giữa và đường ngang rốn bên phải. Vùng này đau trong viêm tuỵ, sỏi mật.

Điểm sườn lưng: góc giữa xương sườn thứ 12 và khối cơ chung thắt lưng. Đau trong viêm tuỵ cấp, viêm quanh thận.

Các điểm niệu quản: xem phần tiết niệu.

Phát hiện 1 khối u ổ bụng: trong khi thăm khám ta có thể sờ thấy khối u ở vùng bụng, muốn biết khối u đó thuộc bộ phận nào? Tổn thương ra sao? Cần biết hình chiếu của nó lên thành bụng và tìm lần lượt những đặc tính sau đây:

Vị trí: Vùng trên rốn, hạ sườn, hố chậu, dưới rốn…

Hình thể và kích thước: thí dụ khối u hình quả đậu dài gần 10 cm, ngang 5-6 cm nghĩ đến thận, cần vẽ lại hình khối u trên giấy để tiện chẩn đoán và theo õi.

Bờ tròn đều hay nham nhở: những khối u ác tính bờ thường gồ ghề nham nhở.

Mặt nhẵn hay gồ ghề: mặt lồi lõm cũng thường biểu hiện tính chất ác tính của khối u.

Mật độ cứng nhắc hay mềm: lách to thường có mật độ chắc, ung thư gan thường rắn, gan ứ máu thường mềm.

Đau hay không? Đau thường biểu hiện viêm nhiễm.

Di động hoặc cố định: những khối u của lách, gan có thể i động theo nhịp thở.

Ở nông hay sâu: khối u của gan, mạc treo thường nông, khồi u thận ở sâu…

Có đập theo nhịp tim không? Khối u mạch máu đập theo nhịp tim.

Đồng thời kết hợp gõ để xác định độ đục, trong.

: Gõ bụng phối hợp với sờ nắn mang lại nhiều giá trị chẩn đoán.

Bình thường: gõ bụng ta xác định được:

Vùng đục của gan (xem bài khám gan).

Vùng vang trống cuả túi hơi dạ dày (khoảng traube): Hình bán nguyệt ở phần dưới lồng ngực ngay trên bờ sườn trái.

Vùng đục của lách (xem khám lách).

Bệnh lý:

Gõ vang toàn bộ: bụng chướng hơi.

Gõ trong vùng trước gan:thủng dạ dày, thủng ruột. Trong ở đây o hơi tách gan khỏi thành bụng.

Gõ đục toàn bộ hay đục ở vùng thấp: bụng có nước.

Gõ đục một phần: khối u có nước cục bộ.

Nghe. Ít giá trị nên chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

Trong tắc môn vị ứ nước dạ dày: lắc người bệnh vào lúc sáng sớm lúc đói nghe thấy tiếng óc ách của dạ dày.

Tắc ruột có ứ hơi nước: sờ nắn ta có thể thấy tiếng hơi chuyển ùng ục trong bụng.

Dùng ống nghe dọc theo đường đi của động mạch, tĩnh mạch trong bụng: nghe thấy tiếng thổi trong trường hợp hẹp hoặc viêm tắc động mạch chủ, động mạch thận…(nghe cả phía trước và phía sau).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.