Điều TrịDịch Tả
Cần phải nhanh chóng, khẩn trương, đúng quy cách.
Nguyên tắc điều trị
Cấp cứu trụy tim mạch: bù nước và điện giải. Có thể bù bằng đường uống hoặc tuyền tĩnh mạch. Với đường uống có thể sử dụng các loại nước sẵn có như nước gạo rang, nước hoa quả,nước cháo, dung dịch ORS,
Kháng sinh đặc hiệu. Tetracycline là thuốc ưu tiên được chọ lựa để điều trị tả. Đây là lọai kháng sinh thông thường, rẻ tiền, có thể sử dụng rộng rãitại cộng đồng khi có dịch xãy ra, ngoại trừ trẻ nhỏ và phụ nữ có thai thi thay bằng ampicilline hoặc bactrim
Bù nước và điện giải
Có hai giai đoạn mất nước cần được quan tâm là lượng nước mất trước khi điều trị và trong khi đang điều trị.
Xác định lượng nước mất để tính lượng dịch bù
Độ |
Mất |
Tương đương |
Bù |
I |
< 5 % |
50 ml / kg |
40- 50 ml/kg |
II |
6- 9 % |
70- 80 ml /kg |
60-80 ml/kg |
III |
> 10 % |
100- 120ml / kg |
100-110 ml/kg |
Bảng 8: Độ mất nước và lượng dịch bù
Chọn dịch: Thành phần phân tả có khác nhau giữa người lớn và trẻ em
Nồng độ mEq/l |
Thành phần |
|||
Na+ |
K+ |
Cl– |
HCO – 3 |
|
Phân tả người lớn |
135 |
15 |
100 |
45 |
Phân tả trẻ em |
105 |
25 |
90 |
30 |
Một dung dịch thay thế cần phải bảo đảm cung cấp Na+: 130 -155mEq/l,
Cl-: 90 – 110 mEq/l, với áp lực thẩm thấu 250-290 mosmol/l HCO3–: 28 – 52 mEq/l
K+: 15- 20 mEq/l
Vì chức năng hấp thu của niêm mạc ruột vẫn tốt và glucose sẽ chiếm chỗ liên kết của phần B độc tố tả ở niêm mạc ruột nên Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên uống sớm dung dịch ORS. Ngoài ra, ở trẻ em mất Krất quan trọng, ngoài việc uống ORS, truyền dịch nên kết hợp uống kèm KCl nếu dịch không chứa đủ K+.
Dung dịch ORS được cho trong 4 h đầu
Tuổi |
< 4 th |
4-11 th |
12-23 th |
2-4 tuổi |
5-14 tuổi |
>15 tuổi |
Trọng lượng (kg) |
< 5 |
5-7,9 |
8- 0,9 |
11-15,9 |
16-29,9 |
> 30 |
Lượng dịch ORS (ml) |
200-400 |
400-600 |
600-800 |
800-1200 |
1200-2200 |
2200-4000 |
Các giai đoạn bù dịch
Giai đoạn 1: Bù nhanh đủ lại khối lượng tuần hoàn, có thể truyền 2-3 dây. Trẻ em có thể bơm trực tiếp tĩnh mạch, cho đến khi có mạch bắt được, giảm tốc độ dịch truyền (1/2 lượng nước mất bù trong 1- 2 h đầu, 1/2 còn lại trong 2-3 giờ kế). Chú ý bệnh nhân già, có bệnh tim, phù mãn tính giảm tốc độ dịch truyền .
Giai đoạn 2: Dịch duy trì: Nên nhớ bệnh nhân vẫn tiếp tục nôn và tiêu chảy trong giai đoạn đầu điều trị vẫn nên phải ttếp tục duy trì dịch với tốc độ nhanh hay chậm tùy theo diễn biến lâm sàng (có thể > 100 giọt/phút) đừng vội giảm tốc độ dịch truyền còn 20- 30 giọt/ phút vì bệnh nhân dễ trụy mạch trở lại và tránh suy thận do giảm cung lượng tuần hoàn quá lâu.
Khi HA, M trở về bình thường bệnh nhân đỡ nôn nên cho uống ORS. Ngừng truyền khi tươi tỉnh da, niêm mạc bình thường, hết tiêu chảy, phân sệt vàng (thường khoảng 12- 24 giờ sau khi bù dịch )
Nên nhớ không dùng các thuốc nâng HA như: Isuprel hoặc dopamin, corticoide…
Kháng sinh
Kháng sinh đặc hiệu để điều trị vi khuẩn tả là:
Kháng sinh |
Liều lượng |
||
Trẻ em |
Người lớn |
||
Chọn lựa đầu tiên |
Tetracyline |
12,5mg/kg x 4l/j x 3j |
500mg x4l/j x 3j |
Doxycycline |
Liều duy nhất 6mg/kg |
300 mg liều duy nhất |
|
Khi đề kháng với Tetrcyline |
IMP-SMX |
5mg+25mg/kg x2l/j x3j |
(160+800)ng x2l/j x3j |
Furazolidone |
1,25mg/kg x4l/j x3j |
100mg x4l/j x3j |
Hầu hết kiểm tra phân (-) sau 48 giờ
Có thể dùng Chlorocide, Bactrim, Ampicilline…
Điều trị triệu chứng
Không nên cầm tiêu chảy bằng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, atropine… hoặc các thuốc loại hấp phụ như pectin, kaoline, than hoạt… vì lượng nước mất vẫn tiếp tục tiết ra trong ruột mà không tống ra ngoài, nên không tính được lượng nước mất thực sự.
Có thể dùng aspirin, indomethacine, chlopromazin… để giảm sự bài xuất nước, điện giải qua cơ chế giảm AMP vòng.
Các tai biến cần chú ý trong khi điều trị tả
Co giật do truyền nhiều nước quá
Suy tim trái, OAP do thừa nước hoặc vận tốc truyền quá nhanh
Choáng dịch truyền
Giảm Kgây liệt ruột và ngừng tim
Vấn đề nuôi dưỡng
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình.
Khi ngừng nôn mửa, chế độ tiết thực bình thường không thay đổi
Phòng BệnhDịch Tả
Giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe cho dân chúng là điều thiết yếu trong phòng chống bệnh tả. Các thông tin quan trọng phải đến tận nhóm dân hay vùng cần quan tâm bằng các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phổ biến tại trường học, các buổi họp ở thôn xã .
Giám sát tả
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO 1969) thì cơ quan phụ trách y tế quốc gia phải báo cáo các trường hợp nghi ngờ tả tại nơi của mình cho tổ chức y tế thế giới càng nhanh càng tốt và báo cáo số trường hợp mắc bệnh cũng như tử vong do bệnh tả .
Để giúp việc giám sát tại địa phương được thực hiện dễ dàng, báo cáo phải đầy đủ chi tiết sau:
Tuổi
Vị trí địa lý/ địa chỉ
Nhập viện hay không nhập viện
Kết quả điều trị
Các thẩm tra về dịch tễ học của vụ dịch cần phải cho những thông tin chi tiết về nguồn lây và đường lây truyền bệnh.
Đề phòng sự lan truyền rộng rãi của bệnh tả
Cách ly dịch, kiểm tra dịch và kiểm soát biên giới khi đang có dịch xẩy ra ở một vùng nào đó
Hạn chế tập trng đông người như trong các tang lễ, hội hè, họp chợ trong vùng dịch tả đang đe dọa, vì dịch có thể lan rất nhanh qua thức ăn, nước uống. Nếu cần thiết phải tổ chức các cuộc hội họp thì phải thiết lập các biện pháp bảo đảm cung cấp nước sạch, nấu ăn an toàn và xử lý phân hợp vệ sinh
Cung cấp nước và vệ sinh: Bảo đảm cho mọi người có đầy đủ hệ thống xử lý phân và nước uống an toàn, đi tiêu đúng nơi quy định, uống nước đã đun sôi để nguội, sát trùng hệ thống phân phối nước và hệ thống nước tại nông thôn bằng clo và iod .
Vệ sinh thực phẩm:
Tránh không để thức ăn, nước uống bị nhiễm bởi phân, không ăn trái cây, rau sống ở gần đất được tưới bằng nước bị nhiễm phân hay bón phân tươi. Nên ăn thức ăn đã nấu chín .
Không nên ăn thức ăn được chế biển hay thu hoạch tại vùng nước bị ô nhiễm như sò, hến, tôm làm gỏi (không nấu) hoặc nấu chưa chín .
Các thức ăn ướp lạnh hay đông lạnh chỉ hạn chế sinh sản của vi khuẩn tả nhưng lại kéo dài sự sống của nó .
Các thức ăn có thể xem là an toàn, ít có nguy cơ chứa Vibrio Cholera như: Thức ăn chua pH < 4,5
Thức ăn đã đun nóng, tiệt trùng, đóng hộp.
Hoặc các thức ăn chứa ít nước như: Rau khô, sữa bột, thức ăn bảo quản bằng muối như cá muối, thức ăn bảo quản bằng đường như mứt.
Chủng ngừa
Ngày nay có ba loại vaccine tả uống được áp dụng cho thấy an toàn và hiệu quả.
Những vaccinee này được phép sử dụng ở một số nước và khách du lịch.
Một loại vaccinee kết hợp giữa xác toàn phần Vibrio cholera O1 với phần B của độc tố tả tái tổ hợp được tinh chế (WC/rBS: killed Whole Cell V cholera O1 with purified recombinant B-Subnit of cholera toxin). Vaccine này được thử nghiệm tại Bangladesh, Colombia, Peru, Sweden cho thấy an toàn và hiệu lực bảo vệ từ 85 – 90% sau 2 lần uống cách nhau 1 tuần. Ở Bangladesh hiệu lực bảo vệ nhanh chóng giảm sau 6 tháng ở trẻ nhỏ, nhưng vẫn còn khoảng 60% ở trẻ lớn và người lớn sau 2 năm.
Một biến thể của vaccine WC/rBS không chứa phần độc tố B tái tổ hợp đã được sản xuất và thử nghiệm tại Việt Nam. Vaccine này dùng 2 liều cách nhau 1 tuần. Thử nghiệm tiến hành tại Việt Nam từ năm 1992 – 1993 cho thấy hiệu qủa bảo vệ khoảng 66% trong vòng 8 tháng cho tất cả các nhóm tuổi. Vaccine này chỉ cho phép sử dụng tại Việt Nam.
Một loại khác là CVD – 103 -HqR được thử nghiệm nhiều nơi với một liều duy nhất cho thấy hiệu quả an toàn và miễn dịch cao. Trên người tình nguyện ở Mỹ cho thấy 1 liều vaccine uống duy nhất hiệu quả bảo vệ đến 95% chống lại Vibrio cholera cổ điển và 65% chống lại Vibrio cholera El Tor sau 3 tháng.
Tháng 5/1999 WHO đã triệu tập một cuộc họp bàn về giá trị sủ dụng của vaccine tả uống và đưa ra khuyến cáo như sau:
Vaccine tả uống WC/rBS nên được xem như là một công cụ để ngăn chận bệnh tả trong cộng đồng có nguy cơ bệnh tả xãy ra trong vòng 6 tháng và không vừa trải qua một vụ dịch, bao gồm cả những cộng đồng có nguy cơ cao như người tỵ nạn, những người dân thường trú trong các khu ổ chuột của thành phố.
Một lô ít nhất là 2 triệu liều vaccine tả uống WC/rBS nên được trang bị để sử dụng trong những vùng có nguy cơ cao, cơ số này cần được bổ sung kịp thời.
Lô vaccine này được đánh giá bởi một nhóm cố vấn ở các nước qua theo dõi từng trường hợp và phải thường xuyên liên hệ với nhà sản xuất vaccine
Việc sử dụng vaccine tả từ lô này nên được liên kết chặc chẽ để đánh giá ảnh hưởng của nó trên sức khỏe cộng đồng.
Hóa dự phòng
Trước đây người ta có áp dụng biện pháp hóa dự phòng rộng rãi bằng kháng sinh cho cộng đồng đang có dịch nhưng không mang lại kết quả mong muốn hạn chế việc lan truyền bệnh tả vì bệnh thường lan truyền rất mạnh trước khi hóa dự phòng được tổ chức và hiệu quả của thuốc chỉ có 1- 2 ngày sau đó nguồn uống dễ dàng bị nhiễm bệnh .
Để có hiệu quả tối đa, hóa dự phòng chọn lọc phải thực hiện nhanh trong khi trường hợp đầu tiên xẩy ra trong gia đình, tất cả những người ăn chung, uống chung sinh hoạt chung với bệnh nhân đều phải được uống thuốc. Loại kháng sinh và liều lượng dùng trong hóa dự phòng cũng giống như trong điều trị trong dịch tả
Thuốc ưu tiên được chọn là doxycycline uống 1 liều duy nhất 300 mg cho người lớn và 6 mg /kg cho trẻ em .