LÁ MƠ LÔNG

(METAPLEXIS JAPONICA, MAKING – GENTIANE)

Ngày xưa vua Hán Cao tổ dũng hạt nó đắp vết cho quân sĩ rất thần hiệu cho nên mói gọi là: Chước hợp tử.

LÁ MƠ LÔNG
LÁ MƠ LÔNG

Đọc thêm các tên khác:

Bạch hoàn đằng           Bả bà châm tuyên bao

Hoan                          Tước biểu

Tính vị:

Khí ấm, vị bùi ngọt, hơi cay, không độc.

Công hiệu:

Có thể bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh mạnh mồ cho âm đạo dùng lá nó cũng như hạt nó.

Giống cây này thân cây bằng dày leo, cắt nó ra có nhựa trắng, lá nó có lông, mũi thơm bùi nhè nhẹ, quả va lá nó công hiệu cũng như nhau, vi nó lắm nhựa cho nên nó cũng hay bồ ích cho tinh khí, lại hay sát trùng, dùng nó mạnh khỏe được vị kinh, bền chác được ruột già, chữa được chứng đau bụng đi ngoai rất hay, dùng lá nó giã lấy nước cốt mà bôi đắp vào chỗ sưng đau, hay là người bị rắn rết sâu bọ gi cán má nó có độc cũng hay.

Khi ăn gỏi cá tôm cần phải có lá mơ, nó vừa sát trùng mà ăn cũng ngon, ăn nó thấy đậm đà và búi, ăn thường cũng được. Nhưng người đã khó đi ngoài thi
chớ có ăn, nó lại càng khó đi nữa, vì tính nó thu liềm, những người chắc dạ quá rồi thì không nên ăn.

LÁ MƠ LÔNG
LÁ MƠ LÔNG

Những phương giản dị mà hiệu nghiệm

Một phương chữa được nhất thiết mọi dấu vết thương. Lấy hạt nó giã nát bọc vải mà dán thì nó cầm máu được ngay.

Một phương chữa người bị rắn độc cán bị thương giã lấy nước cốt nó mà đồ vào là khỏi. Một phương chữa người bị rắn cắn trong uống 1 ít ngoài đắp là khỏi.

Dụng lượng: Mỗi khi dùng La ma thi dùng nó tư 1 đóng đến 3 đồng cân.

LÁ MƠ LÔNG
LÁ MƠ LÔNG

Theo:”Dược tính chỉ nam”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.