Mộc Thông 木通: Tác dụng và liều dùng
Tên dùng trong đơn thuốc:
Mộc thông Khổ mộc thông; Tế mộc thông, Xuyên mộc thông, Dồng mộc thông
Phần cho vào thuốc:
Dây.
Bào chế:
Bỏ sạch tạp chất, ngâm nước, sau khi ngấm đều, thái phiến phơi khô.
Tính vị quy kinh:
vị rãt đắng, tính hơi hàn. Vào bán kinh tâm, thận, tiếu tràng, bàng quang.
Công dụng:
Thanh nhiệt, lợi tiểu tiện,
Chủ trị:
1- Chữạ đi đái nhắt đái buốt hạ khiếu (ở đây là đường tiểu) không thông lợi, trừ được thấp nhiệt của chứng hoàng đảm (vàng da) và miệng lưỡi lở loét.
2- Chất mộc thông là thông rỗng, thông là có thể khử được trệ, chữa kinh bế tắc, về được sữa, đều có sức lợi khiếu, lại co’ cái hay là tiêu thủy thũng.
ứng dụng và phân biệt:
1- Trạch tả tả tướng hỏa, Mộc thôpg tả tâm hỏa. Tướng hỏa dồn ép tinh dịch tiết ra thành
di tinh, nên dùng Trạch tả. Bệnh đi đái nhắt do tâm hỏa đi xuống tiểu tràng, nền dùng Mộc thông.
2- Mộc thông màu vàng vị rất đắng, thông thảo màu trắng vị rất nhạt (đạm) công dụng và chủ trị cùng như nhau, nhưng vị và màu sắc hoàn toàn khác nhau
Kiêng kỵ:
Phàm các chứng hoạt tinh (không nằm mộng mà tinh tự són ra) và dương hư khí nhược mồ hôi ra nhiều, bồn trong không có thấp nhiệt, đều kiêng dùng. Dàn bà có mang lại càng phải kiêng.
Liều lượng:
Tám phân đến một đồng cân rưỡi
Bài thuốc ví dụ:
Bài Đạo xích tán (Tiền ất phương) chữa miệng lưỡi mọc mụn, tiểu tiện xẻn, đỏ, đau trong ngọc hành, đi đái buốt, nhắt do nhiệt gây ra (nhiệt lâm) Sinh địa, Mộc thông, Sinh thảo tiêu (ngọn cảm thảo sổng), Đam trúc diệp tất cả tán nhỏ, cho vào nước sắc lên uống.