THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY

THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY

瀋濕利尿東藥

THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY
THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY

Cứ những vị thuốc nào có thế thấm lợi được thủy thấp, thông lợi tiểu tiện và trục mạnh được thủy ẩm, làm cho nước bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu tiện và đại tiện, thl gọi là thuốc thấm thấp trục thủy.

Khi sự vận hóa nưóc ở trong cơ thê’ người ta không bình thường, tụ lại là đờm, tán ra là thấp, đinh trệ lại là nước. Thủy thấp không bài tiết ra ngoài cơ thể, mà ở lại trong cơ thể, rồi sau dàn dần biểu hiện các chứng phù thũng, đầy trướng, suyên ẩu, bí đái (long bế). Thủy thấp tích lại ở trong, nhe thì co’ thể dùng các vị Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Hoạt thạch để thông lợi tiểu tiện nặng thì co’ thê’ dùng các vị Cam toại, Ngoan hoa, Dại kích để phá thủy, công kiên, tả mạnh thủy thấp.

Những vị thuốc này chia ra làm hai loại: thấm thấp và trục thủy. Dược tính cùa những vị thuốc thấm thấp hoãn hòa, tính vị phần nhiều ngọt, nhạt, lạnh, co’ tác dụng lợi tiểu tiện thấm thấp. Dược tính của những vị thuốc trục thủy rất mạnh, tính vị phần nhiều cay đn hoặc đáng lạnh. Thích hợp vối các chứng thực cùa thủy thũng, đờm ẩm.

Thuốc thấm thấp và trục thủy đều dễ tổn thương, âm dịch, cho nến cần phải chú ý khi dùng để chữa cho người có bệnh âm hư. Dược tính của thuốc trục thủy rất mạnh, không được sử dụng qúa liều lượng, chỉ có thể dùng cho người có cơ thể khỏe chắc, mạch tượng trầm thực. Người có chứng hư và suy nhược thì cấm dùng. Dại kích, Ngoan hoa, Cam toại, Thương lục co’ phản ứng phụ làm trụy thai cho nên đàn bà có mang kiêng dùng. Trong thuốc trục thủy ngoài Thương lục ra, còn lại đều tương phản với Cam thảo, khi phối ngũ cần chú ý.

THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY
THUỐC THẨM THẤP TRỤC THỦY

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.