Quế chi
Ramulus Cinnamomi
Là cành nhỏ của một số loài quếCinnamomum sp. Ví dụ: quế Thanh hoáCinnamomum loureirii Nees, quế Trung quốcCinnamomum cassia Blum, quế XrilancaCinnamomum zeylanicum Blum. Họ Long não (Lauraceae).
Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt nam. Đông y coi quế là một trong các vị thuốc quí, nhất là loại quế Thanh hóa .
Tính vị: vị cay, ngọt; tính ấm
Quy kinh: vào kinh phế, tâm, bàng quang.
Công năng Quế Chi:
Phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương.
Chủ trị Quế Chi:
Giải biểu tán hàn: Chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, mà biểu thực không ra mồ hôi có thể dùng bài“ ma hoàng thang”: ma hòang, quế chi, hạnh nhân, cam thảo. Cảm mạo phong hàn mà có ra mồ hôi (biểu hư), có thể dùng bài “quế chi thang”: quế chi, cam thảo, thược dược, sinh khương, đại táo.
Làm thông dương khí, khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ thể bị ngưng đọng, gây phù nề; hoặc dùng trong chứng đàm ẩm, khí huyết lưu thông kém.
Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức khớp xương; có thể phối hợp với phòng phong, bạch chỉ.
Hành huyết giảm đau: dùng trong các trường hợp bế kinh, thống kinh của phụ nữ; chữa đau dạ dày, đau đại tràng co thắt do lạnh.
Làm ấm thận hành thuỷ: dùng khi chức năng thận dương suy yếu, tiểu tiện bí tức, hen suyễn.
Liều dùng Quế Chi: 4 – 20g/ngày
Cành quế làm ẩm, cắt ngắn, phơi âm can cho khô.
Kiêng kị: Những người có chứng thấp nhiệt, âm hư hoả vượng, đau bụng, các chứng xuất huyết phụ nữ có thai không được dùng.