Rắn
Nhân dân ta thường dùng nhiều loại rắn khác nhau để làm thuốc, ví dụ như: rắn hổ mangNaja-najaL., rắn cạp nongBungarus fasciatusL., rắn cạp niaBungarus candidusL., rắn ráoZamenis mucosusL.
Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác rắn, nọc rắn độc.
Rắn trong đông y
Tính vị : vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm. ( thịt rắn)
Quy kinh: vào kinh can.
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải độc.
Chủ trị
Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau khớp xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân bất toại.
Xác rắn (xà thoát): vị mặn, tính bình có tác dụng trừ phong giải độc, như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt, sang lở.
Liều dùng:8-16g/ ngày
Kiêng kỵ: cơ địa dị ứng không nên dùng.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
Mật rắn có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt.
Chú ý tránh nọc độc khi chế biến.