THUỐC LÝ KHÍ
Cứ những vị thuốc có thể điều lý được phần khí, sơ thông khí cơ, đều co’ tên gọi chung là thuốc lý khí. Mọi hoạt động của người ta, không co’ gì là không nhò vào sự thúc đẩy của khí. Chính khí của cơ thể con người bắt nguồn từ trung tiêu, thâu tóm ở phế, bên ngoài bảo vệ phần biểu bên trong đi vào phần lý, lên xuống ra vào; tuần hoàn không nghỉ, nuôi dưỡng toàn thân. Một khi vận hành thất thường, thì sẽ gây ra các bệnh tật.
Bệnh ở phần khí không ngoài hai loại lớn là khí hư và khí trệ. Phàm lưu thông không được thông suốt, đi ngược lên hoặc đình trệ đều gọi chung là khí trệ. Khí hư cần phải bổ khí, thuốc bổ khí được xếp vào trong loại thuốc bổ dưỡng, cho nên chương này chủ yếu nói về những vị thuốc chữa khí trệ.
Bên trong tổn thương đến thất tình (bẩy tình cảm của người ta: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh, giận, lo, nghĩ, thương, sợ, hãi…), rét ấm không phù hợp ãn uống tích trệ, ngoài thì cảm nhiễm lục dâm (gọi chung là sáu loại bệnh tà): phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, đàm ẩm và ư huyết, đều có thể làm trở trệ sự thòng suốt của khí cơ. Cho nên điều trị khí trệ lại phải căn cứ vào nguyên nhân khác nhau để đề ra phương pháp điều trị khác nhau. Thuốc lý khi nêu ỏ chương này, chủ yếu là những vị thuốc điều trị bệnh biến có liồn quan đến bản thân của phàn khí. Còn khí trệ do ngoại cảm lục dâm gây nên, thl điều trị chủ yếu nhằm vào giải biểu. Khí trệ do đàm ẩm hoặc ứ huyết gây nên, thì điều trị chủ yếu nhằm vào trừ đờm, tiêu ứ. Về những điều đã giới thiệu ở các chương, các tiết có liên quan thì không nhắc lại ở chương này hữa.
Do lưu thông của khí không được suôn sẻ, đi ngược lên hoặc đinh trệ khác nhau, bộ vị cùa khí trệ với tạng khí khác nhau, mức độ của khí trệ cũng khác nhau, cho nên chứng trạng biểu hiện cũng nhiều loại nhiều vẻ. Nói chung, khí trê ở mức nhẹ là đầy, hơi nặng là trướng, nặng nữa thì đau, nghiỗm trọng có thể thành khối bí kết Do khí trệ mà khí cơ thăng giáng mất điều hòa, tức là có thể sinh ra khí nghịch, Khí nghịch ở mức nhẹ là thượng khí (Khí đi lên), nặng là khí nghịch. Phế khí thượng nghịch cố thể gây ra ho suyễn; vị khí thượng nghịch có thể gây ra nôn mửa, ợ, nấc. Thận khí thượng nghịch cũng co’ thê’ gây ho suyễn. Can khí hoành nghịch (đi ngang, đi ngược) do bẩy loại tinh cảm (mừng, giận, lo, nghỉ, thương, sợ, hải), gây nên cđ thể dẫn đến ngực, sườn, vị quản, vùng bụng trướng đầy hoặc đau âm ỉ. Can khi hoành nghịch phạm vị co’ thể dẫn đến vị quản đầy trướng nôn ọe. Can khí phạm tỳ, có thể gây nên bụng trướng, đi ỉa chảy. Khí trệ lan tới phàn huyết cố thể sinh ra huyết ứ.
Cặn cứ vào diễn biến cùa bệnh khấc nhau đa nói lên ở trên, những vị thuốc lý khí của chương này chủ yếu chia làm ba loại lớn: Khí trệ ỏ mức nhẹ nên điều hòa, lưu thông không thông sướng nên hành khí, Can khí uất trệ nên sơ can. gọi chung là thuốc điều khí. Khí nghịch phải giáng khí, gọi chung là thuốc giáng khí. Khí tụ lại thành khối (hòn cục) thỉ lại phải dùng thuốc công khí co’ sức mạnh, gọi là thuốc phá khí.
Những vị thuốc lý khí phần lớn đều là thuốc cay, ôn, thơm, táo (no’ng), co’ công hiệu phát tán giải uất, thuận khí khoan trung, hành khí, chữa đau. Khí trệ đến mức độ nhất định thì sinh ra đau nhức cho nên khí thuận thì đau nhức cũng tiêu mất luôn. Song những vị thuổc cay, ồn, thơm, táo, dễ làm hao khí, tổn thương âm. Khí hữu dư tức là hỏa, nhiệt hay tổn thương khí, nhiệt cũng hay tổn thương âm. Vì vậy người bệnh thuộc khí hư, âm hư phải thận trọng khi sử dụng thuốc này.