Lá Tre -Trúc: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 淡竹叶
Tên dùng trong đơn thuổc:
Đạm trúc diệp, Tiên trúc diệp (Trúc diệp tươi), Trúc diệp quyển tâm (búp măng trúc diệp).
Phần cho vào thuốc:
Lá.
Bào chế:
Rửa sạch, phơi khô trong râm, dùng sống.
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, đạm, hơi đắng, tính hàn. Vào hai kinh tâm, vị.
Công dụng:
Thanh tâm hỏa, lợi tiểu tiện.
Chủ trị:
Chữa tâm phiền, buồn bực bứt rứt không ngủ được, li bì nói lảm nhảm, trẻ em khóc đêm (dạ đề), thậm chí kinh phong (sài giật). Dói với phiền nhiệt thuộc thương hàn, do vị đạm nên có thể lợi khiếu, thanh trên dẫn xuống dưới, khiến cho thấp nhiệt ở tiểu tràng, bàng quang đi xuống.
ứng dụng và phân biệt:
Hoàng liên, Trúc diệp đều có thể thanh tâm hòa, nhưng Hoàng liên đắng, hàn, thiên về tả tâm hỏa bốc lên. Trúc diệp ngọt hàn, thiên về thanh tâm hỏa còn dư đọng lại.1 Hoàng liên phần nhiều chữa chứng thực, Trúc diệp phần nhiều chữa chứng hư.
Liều lượng:
Tám phân đến một đồng năm phân, hoặc mười lăm đến ba mươi lá.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Trúc diệp thạch cao thang (Thương hàn luận phương) chữa thương hàn đã .được giải trừ rồi, người hư nhược thiểu khí, khí nghịch lên lợm giọng muốn nôn mửa.
Trúc diệp, Thạch cao, Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo, Gạo tỏ, Mạch môn đông. Bẩy vị t rên, sác vị Thạch cao trước, cho năm vị thuóc còn lại vào sắc tiếp, bỏ bã, lại cho gạo vào đun chín lên, rồi vớt cái ra, uống ấm.
Tham khảo:
Trúc diệp khí vị đều thanh (mốt nhẹ) chất lai nhẹ, mát nhẹ đi lên, chữa Phong nhiệt tà hỏa ở thượng tiêu rẫt hay.