Vô sinh

A. Đại cương

Định nghĩa: Vô sinh là tình trạng không có thai sau một thời gian nhất định chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào.

Cổ điển quy định thời gian đó là 2 năm, tổ chức y tế thế giới quy định là 1 năm. Theo thống kê chung nếu 2 vợ chồng sống với nhau không sử dụng một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ có thai là 90%. Hiện nay vô sinh khá phổ biến chiếm tỷ lệ 10 – 15%. Người ta chia làm 2 loại vô sinh:

– Vô sinh nguyên phát (VS1) chưa có thai lần nào sau 2 năm chung sống

– Vô sinh thứ phát (VS2) có thai một lần sau không có thai lại trong vòng 2 năm chung sống.

– Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ hay với người chồng hay với một cặp vợ chồng.

– Vô sinh có thể là thứ phát đối với người vợ hay người chồng hoặc cả hai.

B. Nguyên nhân vô sinh

Nguyên nhân vô sinh vô cùng phức tạp, người ta chia làm 2 loại vô sinh đó là:

Vô sinh nam: Nguyên nhân vô sinh do chồng, người vợ hoàn toàn bình thường

Vô sinh nữ: Nguyên nhân vô sinh do vợ, người chồng hoàn toàn bình thường Từ xưa kể cả các nước phát triển, người ta cho rằng nguyên nhân vô sinh thường ở người vợ. Đó chỉ là cảm tính, hoặc người vợ thấy chồng mình quan hệ tình dục với mình bình thường không có lí gì nguyên nhân vô sinh do chồng. Thật ra khả năng hoạt động tình dục và khả năng sinh tinh trùng hoàn toàn khác nhau. Có những đàn ông liệtương nhưng tinh trùng rất khoẻ, ngược lại có những đàn ông hoạt động tình dục rất khoẻ nhưng lại không có con tinh trùng nào. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới 10 – 18%. Ở VN tỷ lệ này khoảng 13%. Nguyên nhân do nam và do nữ bằng nhau (40%), còn do cả 2 giới là 20%

Nguyên nhân do nữ thường hay gặp do vòng kinh không phóng noãn đối với vô sinh nguyên phát (33%), viêm tắc vòi trứng vô sinh thứ phát (28,8%), vô sinh do viêm nhiễm sinh dục (5%).

Nguyên nhân do nam thường không có tinh trùng gặp trong cả vô sinh nguyên phát và thứ phát, tỷ lệ 71%

C. Cách thăm khám một cặp vợ chồng vô sinh

Nguyên tắc khám bao giờ cũng khám và thăm chức năng cả 2 vợ chồng

1. Thăm khám người vợ

* Hỏi

– Tình hình kinh nguyệt

– Tiền sử đẻ, sảy theo thứ tự thời gian

– Tiền sử sản khoa (đẻ thường, đẻ khó, sót rau, băng huyết)

– Tiền sử phụ khoa (Viêm nhiễm, khí hư, sốt)

– Tần suất giao hợp (Bao nhiêu lần trong 1 tuần)

* Khám

– Bộ phận sinh dục (vú, lông mu, âm vật, môi lớn, môi bé)

– Phát hiện các tổn thương viêm đường sinh dục (âm đạo, phần phụ Cổ tử cung)

– Phát hiện các khối u buồng trứng, u Tử cung, ứ nước, ứ mủ vòi trứng

2. Thăm khám người chồng

* Hỏi

Thường chỉ hỏi khi có bất thường như liệtương, tinh trùng ít.

Tiền sử quai bị, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn.

Tình hình sinh hoạt vợ chồng (Tần suất giao hợp, có suất tinh không)

Các thói quen: ngiện rượu ngiện thuốc lá.

* Khám Lâm sàng

Cho phép đánh giá nội tiết cũng như các bệnh lý ảnh hưởng tới sự sản sinh ra tinh trùng:

Thể trạng béo phì hay gầy yếu, vú, hệ thống lông mu

Dương vật được quan sát bằng hình thể, kích thước.

Tinh hoàn (kích thước, mật độ, tính nhạy cảm)

Mào tinh hoàn có to, rắn đau.

Tĩnh mạch thừng tinh có dãn không

Thăm trực tràng khảo sát túi tinh và tiền liệt tuyến.

3. Xét ngiệm và thăm dò

a. Đối với người vợ

Kiểm tra sự phóng noãn bằng đường cong thân nhiệt, sinh thiết niêm mạc Tử cung vào nửa sau của vòng kinh, lấy dịch cổ Tử cung tìm hìnhương xỉ.

Kiểm tra độ thông của vòi trứng bằng bơm hơi vòi trứng, Chụp tử cung vòi trứng thăm độ thâm nhập tinh trùng vào chất nhầy cổ Tử cung (nghiệm pháp Huhner)

Kiểm tra khả năng làm tổ của niêm mạc Tử cung bằng sinh thiết niêm mạc tử cung (hình ảnh chế tiết của các tuyến)

b. Đối với người chồng

Xét ngiệm tinh dịch đồ: trước khi xét ngiệm kiêng giao hợp từ 3 – 5 ngày: bình thường 1 ml có 60.000 – 120.000 con/ 1 ml, tỉ lệ tinh trùng khoẻ >50% tỉ lệ dị dạng<10% số lươpng tinh trùng< 40.000 con / 1 ml phải điều trị

c. Điều trị vô sinh

– Nguyên tắc chung: phải điều trị cả hai vợ chồng

– Điều trị cho vợ

Nếu có viêm nhiễm phải điều trị viêm trước (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ lộ tuyến cổ tử cung)

Khi khỏi viêm mới bơm hơi vòi trứng hoặc Chụp Tử cung vòi trứng, sinh thiết niêm mạc tử cung

Kích thích phóng noãn bằng thuốc clomiphencitrat dùng liều thấp 50 – 150 mg/ 1 ngày. 5 ngày. Uống từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của vòng kinh hoặc bằng HCG liều dùng 6000 – 9000uI tiêm bắp thịt 1 lần, thường sau 35 giờ sẽ xảy ra phóng noãn

Giúp trứng làm tổ: dùng progesteron dùng 5 – 10mg trong 10 ngày từ ngày thứ 15 – 16 của vòng kinh

Điều trị tắc vòi trưng; bơm hơi hoặc bơm KS chống dính, Chụp Tử cung vòi trứng. Khi vòi trứng bị tắc có chỉ định nội soi. Trong trường hợp vòi trứng tắc nhiều có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm (I. V. F.)

3. Điều trị cho chồng

– Đối với trường hợp tinh trùng yếu dùng testosteron 200 – 300 mg mỗi tháng tiêm bắp trong 3 tháng.

– Vitamin E 400mg 1 – 2 viên / ngày trong 20 ngày nghỉ 10 ngày (uống trong 3 tháng)

– Hiệu quả nhất là dùng HMG kết hợp với HCG. Liều dùng HMG 75uI mỗi ngày trong 10 ngày, HCG tổng liều 6000 – 9000uI mỗi đợt, tổng cộng 3 đợt

– Nếu tinh trùng số lượng< 20.000 con / 1 ml làm thụ tinh nhân tạo bằng lọc rửa tinh trùng của chồng bơm cho vợ.

* Đề phòng vô sinh

– Đối với nam tránh lây nhiễm qiau bị, khi bị bất động tuyệt đối tránh gây biến trứng vào tinh hoàn

– Đối với nữ: tránh viêm nhiễm sinh dục dặc biệt nạo, phá thai sớm, khi có viêm nhiễm phải điều trị sớm

Kết luận: vô sinh nguyên nhân có thể do cả nam và nữ. Nguyên tắc điều trị cho cả 2 vợ chồng cần phát hiện sớm bằng thăm chức năng vợ chồng để điều trị kịp thời.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.