BỆNH SỐT RÉT

疟疾

(NGƯỢC TẬT)

BỆNH SỐT RÉT
BỆNH SỐT RÉT

A- NGUYÊN VĂN :

Phù giai ngược giai sinh vu phong, kỳ súc tác(1)hữu thời giả hà dã ?
Ngược chi thủy phát dã, tiên khởi vu hào mao, thân khiếm(2) nãi tác, hàn lật cổ hàm(3), yêu tích câu thống ; Hàn khứ tắc nội ngoại giai nhiệt, đầu thống như phá, khát dục lãnh ẩm.
(Tố vấn : Ngược luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Nói chung, bệnh sốt rét đều do cảm nhiễm phòng tà gây ra, cữ rét phát bệnh theo thời gian nhất định, đó là vì lẽ gì ?
Bệnh sốt rét tới cữ trước tiên là rùng mình sởn gai ốc, kế đó luôn ngáp dài phát run khua cằm, đau mỏi xương sống. Hết cơn rét đến hồi nóng sốt cả mình, đầu thì đau như búa bổ, miệng khát muốn uống nước lạnh.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Súc tác: Súc là chỉ khi chưa tới cữ, tác là chỉ cữ rét phát tác.
(2) Thân khiếm :Thân là sải tay sải chân, khiếm là ngáp dài.
(3) Hàn lật cổ hàn : Hàn lật là lạnh run, cổ hàm là khua hàm, tức miệng đánh bò cạp. (II)

A- NGUYÊN VĂN :

Âm dương thượng hạ giao tranh(1), hư thực canh tác(2), âm dương tương di dã. Dương tịnh vu âm, tắc âm thực nhỉ dương hư, dương minh hư tắc hàn tật cổ hàm dã(3), cự dương hư tắc yêu bối đầu hạng thong (4); Tam dương câu hư tắc âm khí thắng, âm khí thắng tắc cốt hàn nhỉ thống; Hàn sinh vu nội, cố trung ngoại gỉảỉ hàn; Dương thịnh tắc ngoạỉ nhiệt, âm hư tắc nộỉ nhiệt, ngoại nộỉ giai nhiệt, tắc suyễn nhỉ khát, cố dục lãnh ẩm dã. Thử giai đắc chi hạ thương vu thử, nhiệt khí thịnh, tàng vu bì phu chi nộỉ, trường vị chi ngoạỉ, thử vinh khí chỉ sở xá dã(5). Thử lệnh nhân hãn không sơ, tấu lý khai, nhân đắc thu khí, hãn xuất ngộ phong, cập đắc chi dĩ dục, thủy khí xá vu bì phu chi nội, dữ vệ khí tịnh cư. Vệ khí giả, trú nhật hành vu dương, dạ hành vu ăm, thử khí đắc dương nhỉ ngoại xuất, đắc âm nhỉ nộỉ bạc, nộỉ ngoạỉ tương bạc, thị dĩ nhật tác’61.
Kỳ khí chi xá thâm, nội bạc vu âm, dương ,khí dộc phát, âm tà nội trước, âm dử dương tranh bất đắc xuất, thị dĩ gián nhật nhi tác dã.
(Tố vấn : Ngược luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh sinh là do khí âm, khí dương trên dưới giao tranh, giữa hư và thực thay nhau phát tác, âm dương luôn thay đổi vị thế. Dương khí nhập vào âm phận thì âm khí thực, dương khí hư, kinh khí của Dương minh hư thì người lạnh run hàm khua cầm cập; Kinh khí Thái dương hư thì lưng vai, đầu cổ đểu đau khắp; Thái dương, Dương minh, Thiếu dương đều hư thì âm khí thiên thắng, âm thắng sinh hàn khiến cho các khớp xương đều đau nhức. Vì dương, hư bên ngoài nên bên ngoài lạnh, âm thắng bên trong nên sinh nội hàn, cho nên nội ngoại đều hàn cả. Nếu âm khí nhập vào dương phận thì dương khí thực mà âm khí hư, dương thắng tắc sinh ngoại nhiệt, âm hư tắc sinh nội nhiệt, nội ngoại đều nhiệt, nhiệt khí ùn tắc ở phế thì người thở dốc, nhiệt khí làm tân dịch khô ráo nên miệng khát muôn uống nước lạnh. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do mùa hè  phạm phải thử tà, tà khí quá thịnh lưu lại dưới da và bên ngoài trường vị, nơi mà đường kinh mạch đi qua và là chỗ ở của dinh khí. Do nơi thử tà phục ở bên trong khiến cho tấu lý và lỗ chân lông sơ hở, đến mùa thu cảm phải khí lạnh, hoặc do mồ hôi ra nhiều cảm nhiễm phong tà hoặc nhiễm lạnh khi tắm rửa, phong tà thủy khí lưu lại ở dưới da nhập cùng vệ khí. Vệ khí của người ban ngày vận hành ở dương phận, ban đêm vận hành ở âm phận, tà khí theo vệ khí ra ngoài dương phận và đi vào âm phận, âm dương nội ngoại tranh nhau bức bách, cho nên mỗi ngày có một cữ sốt rét.

Nếu tà khí lưu lại hơi sâu, giao tranh tiến hành trong âm phận, dương khí một mình vận hành bên ngoài, âm tà lưu lại bên trong, âm và dương tranh nhau không ra được ngay, cho nên cách ngày mới có một cữ sốt rét.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Âm dương thượng hạ giao tranh : Sách Loại kinh chú :“Dương khí giáng xuống đến cực điểm thì đi lên, âm khí thăng lên đến cực điểm thì đi xuống, bệnh tà nhập vào khiến cho âm dương trên dưới giao tranh”.
(2) Hư thực canh tác: Vì hai khí âm dương giao tranh nhau, hễ âm thắng thì dương hư, dương thắng thì âm hư, khi sốt rét lên cơn, khí âm dương luôn thay nhau thiên thắng, cho nên sự hư thực cũng luôn thay đổi vị thế.
(3) Dương minh hư tắc hàn lật cổ hàm dã: Kinh Dương minh chủ về cơ nhục, nếu bị hư yếu thì người lạnh run, đường kinh mạch của nó từ huyệt Thừa tương qua hàm, nên khí suy thì hàm khua cầm cập.
(4) Cự dương hư tắc yêu bối đầu hạng thống : Cự dương là Thái dương. Kinh túc Thái dương đi từ đầu xuống cổ, men theo vai cặp hai bên xương sông xuống tới dưới lưng, nên một khi khí suy thì vai lưng, đầu cổ-đều đau.
(5) Thử vinh khí chi sở xá dã: Dưới da ngoài trường vị là nơi đường kinh mạch đi qua, vinh khí thì lưu hành trong mạch, nên nói đây là chỗ ở của vinh khí.
(6) Thị dĩ nhật tác : Sách Loại kinh chú :“Phong hàn từ biểu nhập vào phần vệ, cho nên theo vệ khí cùng ra vào, vệ khí đi một vòng là một ngày, nên bệnh sốt rét mới nhiễm cũng mỗi ngày phát bệnh một lần.

E- LỜI BÀN :

Thiên kinh văn này đề cập đến bệnh sốt rét tương đôi tường tận. Kinh văn vạch rõ, tác nhân gây bệnh sốt rét là ngoại cảm phong tà, thủy khí, bệnh tà tiềm phục ở bán biểu bán lý tại phần dinh vệ, theo vệ khí vào phần âm giao tranh với chính khí gây nên chứng hàn, khi ra phần dương giao tranh gây nên chứng nhiệt, khi nhập vào vệ khí, chính tà giao tranh thì lên cơn cử rét, khi tách rời vệ khí thì bệnh lui. Do âm dương giao tranh có lúc thiên thắng nên biểu hiện hư thực của âm dương cũng luôn thay đổi tùy lúc.
Đặc trưng của bệnh sốt rét là phát bệnh có chu kỳ theo ngày giờ nhất định, tùy theo sự thâm nhập của bệnh tà nông hay,sâu, hành trình của tà khí ra vào nhanh hay chậm mà quyết định cữ rét mỗi ngày một lần, cách ngày một lần hay ba ngày một lần.
Diễn biến của bệnh thông thường là lạnh rồi sốt theo định kỳ gọi là “chính ngược”; Nếu cơ thể vốn dương thịnh, cảm phong trước, cảm hàn sau thì sốt nhiều hơn lạnh; Nếu sốt trước lạnh sau, lùm cữ định kỳ thì gọi là “ôn ngược”; Nếu cơ thể vốn dương hư thì lạnh nhiều hơn sốt, lạnh trước sốt sau, bệnh phát định kỳ gọi là “hàn ngược”; Nếu chỉ sốt mà không lạnh thì gọi là “đơn ngược”.
Bệnh sốt rét kéo dài không dứt, khi làm việc mệt nhọc bệnh dễ bị tái phát, gọi là “lao ngược”, ở những vùng sơn lam chướng khí, bệnh sốt cao, mê sảng, thuộc loại ác tính, gọi là “chướng ngược ’’ Bệnh lâu khí huyết suy kiệt, huyết ứ đờm kết bụng báng do sưng lá lách gọi là “ngược mẫu”.
Tóm lại, trong kinh văn thiên “ngược luận”và thiên “thích ngược”còn nêu ra những nguyên tắc trị sốt rét như cần chặn cữ trước khi bệnh phát, sau cơn cữ nên dùng thuốc, tránh không dùng phép châm vì cơ thể quá suy yếu. Điều đáng tiếc là kinh văn chưa ghi lại vị thuốc để trị bệnh này.

 

Bài trướcBỆNH QUYẾT
Bài tiếp theoBỆNH HO

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.