BỘ VỊ TRÊN MẶT ỨNG VỚI
TẠNG PHỦ

BỘ VỊ TRÊN MẶT
BỘ VỊ TRÊN MẶT

A- NGUYÊN VĂN :

Đình(1)giả, thủ diện dã. Khuyết(2)thượng giả, yết hầu dã. Khuyết trung giả, phế dã. Hạ cực giả, tâm dã. Trực hạ giả, can dã. Can tả giả, đởm dã. Hạ giả, tỳ dã. Phương thượng giả, vị dã. Trung ương giả, đại trường dã. Hiệp đại trường giả, thận dã. Đương thận giả, tề dã. Diện vương(3)dĩ thượng giả, tiểu trường dã, diện vương dĩ hạ giả, bàng quang tử xứ dã.

(Linh khu : Ngũ sắc)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Thiên đình, tức vùng trán, chủ bệnh ở đầu mặt. Phần trên giữa lông mày chủ bệnh yết hầu. Chỗ giữa lông mày (huyệt ấn đường) chủ bệnh của tạng phế. Chỗ giữa hai mắt (vùng sông mũi) chủ bệnh của tạng tâm. Chỗ giữa bộ vị của sông mũi chủ bệnh của tạng can. Bên trái của bộ vị can chủ bệnh của đởm. Dưới sống mũi là chóp mũi, chủ bệnh của tạng tỳ. Cặp theo hai bên chóp mũi chủ bệnh của vị. Giữa má và mũi chủ bệnh của đại trường. Cặp hài bên má gần đại trường chủ bệnh của thận. Dưới vùng thận chủ bệnh của rốn. Cặp hai bên phía trên chóp mũi chủ bệnh của tiểu trường. Dưới chóp mũi hai bên nhân trung tả chủ bệnh tử cung, hữu chủ bệnh bàng quang.

BỘ VỊ TRÊN MẶT
BỘ VỊ TRÊN MẶT

D- CHÚ THÍCH :

(1)      Đình : Thiên đình chi vùng trán.

(2)      Khuyết : Chỉ bộ vị giữa lòng mày.

(3)      Diện vương : Chỉ chóp mũi.

NHÌN SẮC TRẠCH

NHÌN SẮC TRẠCH
NHÌN SẮC TRẠCH

A-NGUYÊN VĂN

Phù tinh minh(1)ngũ sắc giả, khí chi hoa dã. Xích dục như bạch quả chu(2), bất dục như giả(3); Bạch dục như nga vũ, bất dục như diêm; Thanh dục như thương bích chi trạch, bất dục như lam; Hoàng dục như la quả hùng hoàng, bất dục như hoàng thổ; Hắc dục như trùng tất sắc, bất dục như địa thương4). Ngũ sắc tinh vi tượng kiến hĩ 5), kỳ thọ bất cửu dã. Phù tinh minh giả, sở dĩ thị vạn vật, biệt bạch hắc, thẩm đoản trường, dĩ trường vi đoản, dĩ bạch vi hắc, như thị tắc tinh suy hĩ.

(Tô’ vấn : Mạch yếu tinh vi luận)

C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Thần khí nhìn thấy ở mắt, ngũ sắc lộ rõ ở mặt, đây là tinh khí của ngũ tạng biểu hiện ở bên ngoài.

Màu đỏ phải như chu sa bọc trong lụa, nhuận hồng mà không đỏ đậm tím tái như màu giả thạch không chút tươi nhuận; Màu trắng phải như lông ngỗng trắng mà trơn láng

chứ không được trắng nhợt nhạt như màu muối; Màu xanh phải trong xanh như ngọc bích, chứ không được xanh xao tối sạm như màu lam; Màu vàng phải như hùng hoàng được bọc the trắng vàng mà tươi nhuận, chứ không được vàng sạm, khô cằn như màu đất sét; Màu đen phải đen huyền như màu nước sơn, chứ không được đen tối sạm như khói.

Nếu như màu sắc chân khí của ngũ tạng đều bộc lộ ra ngoài, đó là hiện tượng chân khí đã thoát, mạng sống của bệnh nhân ắt không thọ được bao lâu nữa.

Chức năng của mắt là để quan sát mọi vật xung quanh, phân biệt trắng đen, thâm định ngắn dài, nếu như người bệnh nào nhìn vật lấy ngắn làm dài, đảo lộn trắng đen, đây là hiện tượng tinh khí của họ đã suy kiệt rồi.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Tinh minh : Có bốn nghĩa :

a- Tên huyệt ở khóe mắt.

b- Màu sắc tinh khí của ngũ tạng biểu lộ bên ngoài.

c- Biểu hiện của thần khí.

d- Chỉ mắt: Tinh minh ở đây chỉ thần khí của người.

(2)  Bạch quả chu HẠ: Bạch là lụa, chu là chu sa, quả là bọc lây. Ý nói màu trắng ửng hồng nhưng không lộ ra ngoài như lụa bọc chu sa vậy.

(3) Giả Màu giả thạch đỏ tía.

(4) Địa thương Mô tả màu xanh đen, tối sạm như bụi.

(5) Ngũ sắc tinh vi tượng kiến hĩ : Chỉ màu

sắc chân khí ngũ tạng bộc lộ ra ngoài, đấy là dâu hiệu tiên lượng xâu. Ngô Côn chú:“Khí chân nguyên tinh vi hóa thành tướng sắc, lộ rõ cả bên ngoài không còn che dấu giữ lại bên trong nữa, đó là chân khí đã thoát, nên không thọ được lâu nữa”.
NHÌN SẮC TRẠCH
NHÌN SẮC TRẠCH

 

Bài trướcVỌNG CHẨN 
Bài tiếp theoNHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.