NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH

NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH
NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH

A- NGUYÊN VĂN :

Ngũ tạng giả, trung chi thủ dã1’, trung thịnh tạng mãn, khí thắng thương khủng(2)giả, thanh như tòng thất trung ngôn, thị trung khí chỉ thấp dã(3). Ngôn nhi vi, chung nhật nãi phục ngôn giả, thử đoạt khí dã. Y bị bất liễm, ngôn ngư thiện ác, bất ty thân sơ giả, thử thần minh chi loạn dã. Thương lẫm bất tàng giả, thị môn hộ bất yếu dã(4). Thủy tuyền bất chỉ(5)giả, thị bàng quang bất tàng dã. Đắc thủ giả sinh, thất thủ giả tử.

(Tô’ vấn : Mạch yếu tinh vi luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ngũ tạng đều chủ tàng tinh thần bên trong, cho nên mỗi tạng đều tự giữ một chức năng. Nêu tà khí thịnh bên trong, tạng khí ùn tắc tràn đầy, khí nghịch suyễn thở, hay sợ hãi, giọng nói ồ ề không trong, nghe như nói chuyện trong phòng kín, đó là do thấp tà gây bệnh, khiến trung khí bị mất chức năng. Nếu bệnh nhân nói nhỏ, giọng thấp, hụt hơi, hay ngắt quãng, đó là do chính khí bị cướp đoạt. Nêu người bệnh không biết áo quần che thân, nói năng không phân biệt được phải trái người thân kẻ lạ, đó là dấu hiệu tâm thần đã loạn. Nếu tỳ v của bệnh nhân, không dung nạp được đồ ăn nước uống mà lại tiêu chảy không cầm được, đó là do trung khí mất chức năng nên hậu môn không khống chế được. Bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ được, đó là do bàng quang mất chức năng bế tàng. Nếu như công năng của ngũ tạng bình thường, mỗi tạng đều giữ được chức năng thì sống; Ngược lại, nếu tinh khí của ngũ tạng không được giữ chặt, các tạng mất chức năng nội thủ thì chết.

D- CHÚ THÍCH :

(1)Ngũ tạng giả, trung chi thủ dã: Chữ trung đây chỉ lý. Tạng thuộc âm, thuộc lý, nên gọi là trung. Chữ thủ có nghĩa là chức năng. Ý nói ngũ tạng chủ tàng tinh thần, mỗi tạng đều có chức năng.

(2) Khí thắng thương khủng: Vương Băng chú:“Ý nói khí thiên thắng nên hô hấp suyễn thở. Trong bụng khí thịnh, tạng phế tràn đầy khí nên suyễn tức, hay sợ sệt”.

(3) Thị trung khí chi thập dã: Sách Thái tố chú:“Trung khí bị thấp xông lên ngực họng, nên giọng ồ ề như nói trong buồng kín vậy”.

(4)Thương lẫm bất tàng giả, thị môn hộ bất yếu dã: Tỳ vị là quan giữ kho thóc, nên thương có nghĩa là chỉ tỳ vị. Môn hộ là chỉ hậu môn. Yếu là chỉ khống chế. Ý nói nếu tỳ vị của bệnh nhân không dung nạp tinh khí của cơm nước thức ăn, trung khí mất chức năng thì sẽ xuất hiện bệnh chứng tiêu chảy, không cầm được.

(2) Thủy tuyền bất chỉ Sách Thái tố chú:“Thủy tuyền là tiểu tiện”. Câu này có nghĩa là tiểu tiện không tự chủ được.

(II)

A- NGUYÊN VĂN :

Phù ngũ tạng giả, thân chi cường dã(1). Đầu giả tinh minh chi phủ(2), đầu khuynh thị thâm(3)tinh thần tương đoạt hĩ. Bối giả hung trung chi phủ(4), bốì khúc kiên tùy, phủ tương hoại hĩ. Yêu giả thận chỉ phủ, chuyển dao bất năng, thận tương bị hĩ. Tất giả cân chi phủ’5’, khuất thân bất năng, hành tắc lủ phụ(6), cân tương bị hĩ. Cốt giả tủy chi phủ(7), bất năng cửu lập, hành tắc chấn trạo, cốt tương bị hĩ. Đắc cường tắc sinh, thất cường tắc tử.
(Tố vấn : Mạch yếu tinh vi luận)

C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Tinh khí của ngũ lạng có sung mãn thì thân thể con người mới được khỏe mạnh. Đầu là phủ của tinh khí ngũ tạng, nếu thấy người đầu đã cuối gục, mắt thục mất thần, đó là dấu hiệu tinh thần sắp suy bại. Lưng là phủ của ngũ tạng, nếu thấy người lưng còng mà vai xệ, đó là dấu hiệu tạng khí trong lồng ngực sắp bại hoại rồi. Thận nằm ở trong thắt lưng, nên lưng là phủ của thận, nếu thấy người lưng không xoay trở được, đó là dấu hiệu tạng khí của thận sắp suy kiệt. Đầu gối là nơi hội tụ của các đường gân, cho nên nói gối là phủ của gân, nếu thấy người gối không co duỗi được, bước đi lom khom phải vịn vào vật thể, đố là dâu hiệu công năng của gân quá mỏi mệt. Xương là phủ của tủy, nếu thây người không đứng lâu được, bước đi run run, chao đảo, đó là dâu hiệu tủy hư, xương sắp suy bại. ‘Con người nếu tạng khí còn cường tráng thì sống, nếu tạng khí đã suy bại thì chết.

NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH
NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH

D-CHÚ THÍCH :

(1)   Ngũ tạng giả, thân chi cường dã :Vương Băng chú:“Tạng yên thì thần thủ, thần thủ thì thân cường, cho nên ‘thân chi cường Tà nói thân thể mạnh hay yếu có quan hệ mật thiết với ngũ tạng”.

(2) Đầu giả tinh minh chi phủ Tinh khí của thân thể con người đều hội tụ trên đầu, thần minh biểu hiện ở mắt, cho nên gọi đầu là phủ của tinh minh.
(3) Đầu khuynh thị thâm Tả dáng người đầu cúi gục không ngẩng lên được, mắt thụt mất thần.
(4) Bối giả hung trung chi phủ: Lưng người trong có ngũ tạng, ngoài liên hệ các du huyệt, nên gọi là phủ của ngũ tạng. Hung trung là chỉ ngũ tạng. Mã Thì chú:“Ngực ở trước, lưng ở sau, lưng liên hệ ngũ tạng, thật ra là phủ của ngũ tạng”.
(5) Tất giả cân chi phủ: Gân hội tụ ở huyệt Dương lăng tuyền, nên nói gối là nơi hội tụ của các đường gân lớn. Sách Thái tố chú:“Các đường gân lớn trên mình kết tụ tại gối”.
(6) Hành tắc lũ phụ: Ngô Côn chú:“Lũ là khom lưng; Phụ là không thể tự bước đi, phải vịn vào vật thể”.
(7) Cốt giả tủy chi phủ : Tủy chứa trong xương, nên nói xương là phủ của tủy.

 

NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH
NHÌN CỬ CHỈ, NGHE ÂM THANH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.