TẠNG TÂM

TẠNG TÂM
TẠNG TÂM

Tâm là một trong năm Tạng, vị trí ở ngực bên trái, bên ngoài có Tâm bào bảo vệ, Tâm nằm ở trên cách mô, phía dưới Phế, hình thái tròn, đầu dưới nhọn giống như bông hoa sen chưa nở. Trong mục Kinh lạc sách Loại kinh đồ rực của Trương Cảnh Nhạc đời Minh nói: “Tâm ở dưới Phế quản, trên cách mô, giáp với đốt sống thứ năm phía sau lưng, hình tròn, đẩu nhọn, giống bông hoa sen, bên ngoài có túi lớp mỡ màu đỏ vàng, đó là Tâm Bào Lạc”.
Lý Diên đời Minh viết ở mục Ngũ tạng sách Y học nhập môn cũng nói: “Tâm là chủ của thân thể, là chức quan quân chủ, Tâm có máu thịt, hình như bông hoa sen chưa nở, ở dưới Phế trên cách vậy”.

Có thể nói các thầy thuốc đời xưa đã có nhận thức nhất đinh về giải phẫu học của tạng Tâm. Tâm có công năng sinh lý chủ yếu là: Chủ về huyết mạch, duy tì sự vận hành của huyết trong mạch không ngừng. Chủ về tàng thần, là chúa tể của tinh thần ý thức và tư duy hoạt động. Tâm chiếm một vị trí quan trọng trong nội tạng cơ thể. Tâm cò tác dụng thống minh và điều tiết mà các tạng phủ khác công năng hoạt động phải dựa vào.
Năm tạng đều thuộc âm, nhưng vị trí của Tâm nằm ở trên cách mà lại gần phía sau lưng. Căn cứ vào đặc tính sinh lý và giải phẫu vẻ vị trí của Tâm, xét quy thuộc âm dương của Tâm lại thuộc dương. Nếu xét theo phân loại ngũ hành, Tâm nằm trong ngũ hành thuộc Hoả”. Tâm cũng như các tạng khác, bao hàm Tâm âm và Tâm dương, ở trạng thái sinh lý bình thường, Tâm âm và Tâm dương có tác dụng hỗ trợ, dựa vào nhau cùng tồn tại.

TẠNG TÂM
TẠNG TÂM

Chính như thiền “Âm dương ứng tượng đại luận” sách Tố Vấn nói: “Âm ở bên trong, dương bảo vệ. Dương ở bên ngoài, âm trợ giúp vậy; ở trạng thái bệnh lý, Tâm âm và Tâm dương,, ảnh hưởng lẫn nhau, nếu như Tâm âm bất túc có thể thấy tương ứng Tâm dương thiên tính, mà chứng hậu biểu hiện hư nhiệt. Ngược lại, nếu như Tâm dương bất túc, có thể xuất hiện Tâm âm thiên tính tương ứng, mà biểu hiện chứng hậu hư hàn. Do bởi âm dương có quan hệ hỗ căn, Tâm âm bất túc có thể âm tổn liên luỵ tới dương, Tâm dương bất túc cũng có thể liên luỵ tới âm, và cuối cùng là âm dương đều hư. Tâm chủ huyết mạch, lại chủ vế thẩn minh, sở đĩ bệnh lý biến hoá chủ yếu của tạng Tâm là sự vận hành của huyết mạch bị chướng ngại và sự khác thường vẻ tình chí tư duy hoạt động.

Bệnh cơ chủ yếu của Tâm âm hư là Tâm huyết khuy hao, bệnh cơ chủ yếu của Tâm dương hư là Tâm khí bất túc, cả hai đều có thể dẫn đến Tâm thần không được nuôi dưỡng, bởi vì Tâm âm và Tâm dương trong đổ có sự hỗ trợ lẫn nhau, dựa vào nhàu cùng, có quan hệ mật thiết tác dụng lẫn nhau, khi Tâm bị bệnh điều trị thường chiếu cố cả hai phương diện, tức là bổ Tâm âm thường phối hợp với bổ Tâm dương, bổ Tâm dương thường phối hợp vói bó Tâm âm. Chính như mục Tân phương bát trận sách Cảnh Nhạc toàn thư có nói: “Đó là sự phối hợp kỳ diệu của âm dương giúp đỡ nhau vậy”.

Cho nên thiện bổ dương, tất là trong âm tìm dương, thì dương được âm hỗ trợ mà sính hoá vô cùng. Thiện bổ âm, tất trong dương tìm âm, tức là âm được dương thăng lên mà suối nguồn không cạn”. Nếu như Tâm âm và Tâm duơng đều hư, lại áp dụng cả hai phương pháp để điều trị. Thông qua điều trị, điểu chỉnh âm dương của Tâm đạt đến tương đối thăng bằng, nhằm khôi phục trạng thái sinh lý của tạng Tâm. Đó cũng là ở mục Chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn nói: “Xem xét kỹ hiện tại âm dương để mà điều,lấy bình làm chuẩn”.

TẠNG TÂM
TẠNG TÂM

Theo “Trung Y tạng tượng học”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.