QUI LUẬT SINH TRƯỞNG TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN
(I)
A- NGUYÊN VĂN :
Nữ tử thất tuế, thận khỉ thịnh, xỉ canh(1)phát trường. Nhị thất nhi thiên quy(2)chí, nhâm mạch(3) thông, thái xung mạch(4)thịnh, nguyệt sự dĩ thời hạ, cố hữu tử. Tam thất, thận khí bình quân, cô’ chăn nha(5)sinh nhi trường cực. Tứ thất, cân cốt kiên, phát trường cực, thân thể thịnh tráng. Ngũ thất, dương minh mạch suy(6), diện thủy tiêu, phát thủy đọa. Lục thất, tam dương mạch(7)suy vu thượng, diện giai tiêu, phát thủy bạch. Thất thất, nhâm mạch hư, thái xung mạch suy thiểu, thiên quý kiệt, địa dạo bất thông(8), cố hình hoại nhi vô tử dã.
(Tô’ vấn : Thượng cổ thiên chân luận)
c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Con gái tuổi lên bảy, thận khí thịnh, thay răng sữa, tóc dài ra, 14 tuổi có kinh nguyệt, mạch Nhâm thông sướng, mạch Thái xung thịnh vượng, kinh nguyệt đến định kỳ, có thể sinh con. Đến 21 tuổi, thận khí sung mãn, răng khôn mọc, thân hình phát dục trưởng thành. Đến 28 tuổi gân cốt rắn chắc, tóc dài và rậm rạp, thân hình cường tráng. Đên tuổi 35, kinh Dương minh khí huyết suy dần, da mặt bắt đầu có nếp nhăn, khô cằn, tóc bắt đầu rụng. Đến 42 tuổi, khí huyết của 3 kinh dương suy ở thượng tiêu, nhan sắc tiều tụy, tóc bắt đầu bạc hoa râm. Đến 49 tuổi, khí huyết mạch nhâm hư, mạch Thái xung suy kém, thiên quý khô kiệt, bước vào thời kỳ mãn kinh, nên hình thể già cổi và không sinh đẻ nữa.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Canh Thay đổi.
(2) Thiên quý: Đó là một thứ vật chất có tác dụng xúc tiến cơ năng sinh dục, tên gọi là thiên quý. Kích tố này do thận khí tác động sinh ra, lây âm tinh làm cơ sở vật chất. Cho nên thiên quý khác vối thận khí, mà cũng không phải là âm tinh, nhưng lại có quan hệ mật thiết với cả hai nói trên.
(3) Nhâm mạch: Đấy là một trong kỳ kinh bát mạch. Mạch Nhâm thuộc âm mạch, bắt đầu từ huyệt Trung cực dưới bụng đi lên qua vùng bụng, ngực, cổ họng đến cằm, vòng quanh miệng, má đến dưới mắt.
(4) Mạch Thái xung: Cũng là một mạch âm trong kỳ kinh bát mạch. Vương Băng chú:“Mạch Xung là mạch thận và mạch Xung hợp lại kinh khí rất thịnh, nên gọi là Thái xung”. Mạch này khởi điểm từ huyệt Khí xung, nhập với kinh Thiếu âm thận, cặp theo hai bên rốn đi lên đến ngực thì phân tán. Mạch này có liên quan nhiều đến các bệnh phụ khoa như : Kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô sinh vv….
(5) Chân nha: Răng cấm chiếc thứ ba gọi răng khôn.
(6) Dương minh mạch: Chỉ thủ Dương minh Đại trường và túc Dương minh Vị kinh.
(7) Tam dương mạch Chỉ kinh thủ túc Thái dương, thủ túc Dương minh và thủ túc Thiếu dương.
(8) Địa đạo bất thông: Tức mãn kinh.
(II)
A- NGUYÊN VĂN :Trượng phu bát tuế, thận khí thực, phát trường xỉ canh. Nhị bát, thận khí thịnh, thiên quý chí, tinh khí dật tả, âm dương hòa(1), cố năng hữu tử. Tam bát, thận khí bình quân, cân cốt kính cường, cô’ chân nha sinh nhi trưởng cực. Tứ bát, cân cốt long thịnh, cơ nhục mãn tráng. Ngũ bát, thận khí suy, phát đọa xỉ cảo. Lục bát, dương khí suy kiệt vu thượng, diện tiêu, phát tần ban bạch(2). Thất bát, can khí suy, cân bất năng động. Bát bát, thiên quý kiệt, tỉnh thiểu, thận tạng suy, hình thể giai cực, tắc xỉ phát khứ. Thận giả chủ thủy, thọ ngủ tạng lục phủ chi tinh nhi tàng chỉ, cố ngủ tạng thịnh nãi năng tả. Kim ngủ tạng giai suy, cân cốt giải dọa(3), thiên quý tận hĩ, cố phát tần bạch, thân thể trọng, hành bộ bất chính, nhi vô tử nhĩ. |
(Tô’ vấn : Thượng cổ thiên chân luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VẪN :
Con trai lên tám, thận khí đầy đặn, tóc dài, thay răng sữa. Đến 16 tuổi, thân khí thịnh vượng, thiên quý sản sinh, tinh khí tràn đầy xuất tinh, trai gái giao hợp, có thể sinh con. Đến 24 tuổi, thận khí sung mãn, gân cốt rắn chắc, răng khôn mọc, răng hàm đầy đủ. Đến 32 tuổi, gân cốt càng to lớn, cơ bắp đầy đặn khỏe mạnh. Đến 40 tuổi, thận khí suy thoái, tóc rụng răng khô Đến 48 tuổi, dương khí ở phần trên cơ thể bắt đầu suy kiệt, sắc mặt tiều tụy, già cổi, đầu tóc và tóc mai đều điểm sương. Đến 56 tuổi, can khí suy; gân cốt hoạt động kém linh hoạt. Đến 64 tuổi, thiên quý khô kiệt, tinh khí kém. tạng thận suy, răng lông tóc rụng, hình thể lão suy. Thân chủ thủy, thường thì tiếp nhận và tàng trữ tinh khí của các tạng, nên có khả năng bài tiết tinh khí. Nay tuổi già công năng của ngũ tạng đều suy thoái, gân cốt rã rời, thiên quý đã cạn kiệt, nên râu tóc đều bạc, thân thể nặng nề, bước đi không vững, không thể sinh con được nữa.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Âm dương hòa : Nam nữ lưỡng tính giao hợp.
(2) Phát tần ban bạch: Tần là chỉ tóc mai, ban bạch là tóc bạc hoa râm. Ý nói đầu bạc hoa râm.
(3) Giải đọa: Chữ giải có nghĩa là lười, Giải đọa là lười nhác vô lực.
E – LỜI BÀN :
Đoạn kinh vãn này trình bày qui luật sinh, trưởng, suy, lão bốn giai đoạn tất yếu của tất cả nam phụ lão ấu. Kinh văn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của thận có tính quyết định đôi với sự sinh trưởng, phát dục, già cổi hay sinh con đẻ cái, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh suy của các cơ năng tạng phủ và sinh mạng của con người. Bởi vì thận là gốc của tiên thiên, đồng thời lại là nơi tàng trữ tinh khí của hậu thiên, cho nên muốn cho cơ thể được cường tráng và sống lâu, nhất thiết phải chú ý bảo dưỡng tinh khí của tạng thận.