SINH LÝ HỌC

Theo âm Dương

Một số tác giả quan niệm: “Nam tả nữ hữu”, nên khi giao hợp gần xong, nếu mẹ nằm nghiêng về bên phải sẽ cóhy vọng sinh congái, về bên trái sẽ có hy vọng sinh con trai.

Khithụ thai: Âm khí thăng làm tắt kinh, vú to và cương lên, đầu vú thâm quầng, ựa mửa, mệt mỏi, buồn ngủ (Âm chứng).

Sự hình thành thai nhI: Thai lúc đầu chi có chất nước (Thủy, âm) và khí nóng (Hỏa, Dương). Âm Dương biến hóa làm thai nhi lớn lần, hình dần đầy đủ. Người ta bẩm thụ khí âm Dương mà thành hình. Đến lúc đã đủ hình thể và được sinh ra rồi vẫn tiếp tục nhận khí Âm Dương (Từ trời đất: Thở hít Dương khí; Từ vật thực: Thức ăn uống sinh âm huyết).

Trong bụng mẹ:

Con trai: Lưng thuần Dương, bụng thuần Âm. Lưng chủ ở Túc Thái dương Bàng quang kinh. Con gái: Bụng thuộc Âm nhưng lấy bụng làm chủ và cho là thuộc Dương, lưng thuộc Âm. Bụng chủ ở Túc Dương minh Vị kinh.

Do đó con trai trong bụng mẹ: Lưng song song với bụng mẹ, mặt úp vào lưng mẹ để khi mẹ nằm hợp với đạo của trời đất (Trời trên đất dưới) và bụng mẹ nhô lên mà cứng. Còn con gái mặt ngoảnh ra trước, sờ bụng mẹ thấy mềm.

Có tác giả giải thích gọn hơn: Con trai thuộc Dương nên úp mặt vào lưng mẹ, con gái thuộc Âm nên úp mặt vào bụng mẹ, để khi mẹ nằm hợp với câu “Trời che đất chở” (Thiên năng phủ vật, Địa năng tải vật).

Quá trình sinh nở:

Lúc sinh đầu ra trước là thuận, vì Dương đi ra trước nhất, lấy Thiên làm trọng.

Khí chất của trẻ em:Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có đặc điểm:

Thuần Dương vô Âm (Thiên khí có trước nhất, lúc mới sinh bẩm thụ khí tiên thiên của cha mẹ mà quan trọng nhất là khí của Mệnh môn hỏa thuần Dương).

Trĩ Âm trĩ Dương.

âm thường bất túc Dương thường hữu dư.

Chức năng của một số bộ phận:

Theo Nội kinh:

“Khí thanh Dương đi lên các khiếu ở trên.

Khí trọc Âm đi xuống các khiếu ở dưới.

Khí thanh Dương đi ra chỗ tấu lý.

Khí trọc Âm đi vào ngũ tạng.

Khí thanh Dương phát tiết ra tứ chi.

Khí trọc Âm thu hồi về tạng phủ”.

Vì khí thanh Dương đi lên các khiếu ở trên nên những thứ ra vào tai, mắt, mũi đều là thứ vô hình. Vì khí trọc Âm đi xuống các khiếu ở dưới nên nhưng thứ ra vào miệng và nhị Âm đều là thứ hữu hình (ngược lại sẽ là bệnh lý) (liên hệ lại quẻ Thái).

Bên trái chủ Dương, đạo của Trời xoay về bên trái; Dương có tính thượng thăng, tính của Dương là trong sáng. Vì vậy, bên trên trái cơ thể nhiều khí Dương và tai, mắt bên trái tinh hơn bên phải.

Bên phải chủ Âm, đạo của Đất xoay về bên phải; Âm có tính giáng xuống, đạo của Đất là chở đỡ mọi vật. Mà chân tay dùng để chở đỡ, người ta đi, đứng, nắm giữ mọi vật bằng tay chân. Vì vậy, tay chân phải mạnh hơn tay chân trái

Cũng có thể giải thích cách khác:

Phía Tây ở bên phải thuộc Âm, tinh khí theo âm khí dồn xuống dưới, do đó tai mắt phải yếu hơn trái nhưng tay chân phải mạnh hơn trái.

Phía Đông ở bên trái thuộc Dương, tinh khí theo Dương khí đi lên trên, do đó tai mắt trái sáng hơn phải và tay chân phải yếu hơn trái.

Sức khỏelà tình trạng quân bình Âm Dương Khí Huyết.

Đầulà nơi tụ họp mọi khí Dương,chânlà nơi tụ họp mọi khí Âm, đó là “Trời trên Đất dưới”.

MỗiTạng Phủđề hàm chưa Âm Dương. Âm ở trong gìn giữ cho Dương, Dương ở ngoài che chở cho Âm. Hoạt động của Tạng Phủ là Dương, cơ sở vật chất của Tạng Phủ đó là Âm. Âm Dương đó quân bình thì Tạng Phủ yên. “Âm bình Dương tinh thần nãi trị”.

Khí(Dương) dẫnHuyết(Âm) đi. “Khí hành thì huyết hành”. Khí Âm chủ vềTinh Huyếtnên giữ ở trong. Khí Dương chủ về Vệ Khínên chu hành ở ngoài bảo vệ, lưu chuyển, gìn giữ Tinh Huyết.

Con trai: Dương khí nhiều, đi xuống giao với Âm khí nên ngọc hành dài xuống. Dương khí từ đầu đi xuống nên con trai tiếng to.Con gái: Âm khí nhiều, đi lên giao với khí Dương nên ngực nở. Âm khí đi lên nên con gái tiếng nhỏ.

Tiên thiên Âm Dương và Hậu thiên Âm Dương:

Tiên thiên Âm Dương là khí Âm Dương tiếp nhận của cha mẹ từ khi còn trong bụng mẹ. Hậu thiên Âm Dương là khí chất nhận từ bên ngoài để bồi dưỡng cơ thể sau khi đã sinh ra.

Namthuộc Dương, mạnh về khí.Nữthuộc Âm, mạnh về Huyết.

Ban ngày thuộc Dương:Vệ khívượng. Ban đêm thuộc Âm:Dinh Huyếtvượng.

Theo Ngũ hành

Các tạng phủ, các cơ quan bộ phận trong cơ thể được phân loại theo Ngũ hành và xét mối quan hệ chức năng với nhau theo luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành. Tương quan đó giúp duy trì chức năng bình thường của tạng phủ: Can mộc khắc Tỳ thổ, Tâm hỏa sinh Tỳ thổ, v.v…

Sự hình thành của thai nhi:Do quan niệm “Nhân thân tiểu vũ trụ” mà có nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành thai nhi trong bụng mẹ dựa vào những giải thích khác nhau về sự hình thành vũ trụ: Giải thích theo Âm Dương ta đã nêu, theo Bát quái sẽ được đề cập sau, ở đây đề cập sự hình thành thai nhi theo học thuyết Ngũ hành

Tháng I của thai kỳ: Ban đầu thai to bằng trứng bồ câu gọi làphôi, đó làThái cực.Thái cực hoạt động mà sinh Dương trước nhất.

Tháng II của thai kỳ: Thái cực phân Âm Dương làm Âm khí nảy sinh.

Tháng III của thai kỳ: Bắt đầu gọi làthai. Nếu là Kiền đạo sẽthành con trai, là Khôn đạo sẽthành con gái.

Tháng IV của thai kỳ: Thụ tinh chất của Thủy (Thủy tinh)

Tháng V của thai kỳ: Thụ tinh chất của Hỏa (Hỏa tinh)

Tháng VI của thai kỳ: Thụ tinh chất của Mộc (Mộc tinh).

Tháng VII của thai kỳ: Thụ tinh chất của Kim (Kim tinh)

Tháng VIII của thai kỳ: Thụ tinh chất của Thổ (Thổ tinh) (9) Tháng IX của thai kỳ: Thụ tinh chất của Thạch (Thạch tinh)

(10) Đầu tháng thứ X: Hình thành.

Theo Bát quái

Sự hình thành thai nhi

Bát quái tiên thiên được dùng để giải thích sự hình thành thai nhi. Có 2 thuyết:

Thuyết I:

Lúc mới kết: Thai trong bụng mẹ chỉ gồm duy nhất một khí Dương thuần nhất hợp với Kiền.

2 tháng: Có chất nước, hợp với Đoài.

3 tháng: Khí nóng phát sinh, hợp với Ly.

4 tháng: Thai bắt đầu cử động, hợp với Chấn.

5 tháng: Có thể hô hấp được, hợp với Tốn.

6 tháng: Có nhiều nước bao bọc, hợp với Khảm.

7 tháng: Đầy đủ cơ quan trong người, nhất là Tỳ vị, hợp với Cấn.

8 tháng: Da thịt đầy đủ, hợp với Khôn.

Thuyết II:

Lúc đầu: Thai thuần Dương khí, hợp với Kiền.

Lần lượt các cơ quan được hình thành theo thứ tự:

Phế (hợp với Đoài) Tâm (hợp với Ly).

Đởm, Can (hợp với Chấn, Tốn).

Thận, Bàng quang (hợp với Khảm).

Tiểu trường, Vị (hợp với Cấn)

Tỳ, da thịt đầy đủ (hợp với Khôn)

Chức năng của tai, mắt, tay chân

Người xưa cũng giải thích chức năng của tai, mắt, tay chân theo Bát quái tiên thiên:

Trời thiếu ở Tây Bắc nên tai mắt bên phải không sáng bằng bên trái: Tây Bắc là phương của Cấn, nằm ở phần Thái Âm, gần Khôn. Phía Tây Bắc núi che bớt ánh sáng của trời, phương Tây thành lạnh lẽo, do đó nóiTrời thiếu ở Tây Bắc. ở người, tai mắt phải nằm phía trên (Bắc) và bên phải (Tây) nên không sáng bằng tai mắt trái.

Đất thiếu ở Đông Nam nên chân tay trái không mạnh bằng bên phải: Đông Nam là phương của Đoài, nằm ở phần Thái Dương gần Kiền. Đoài là đầm lầy,đất thiếu, do đó phiá Đông Nam sự chở đỡ yếu kém. ở người, tay chân phía dưới (Nam) bên trái (Đông) không chở đỡ mạnh bằng bên phải.

(Thực ra, lời giải thích cũng có liên quan đến địa lý Trung Hoa: Tây Bắc lạnh lẽo, nhiều núi, Đông Nam nhiều đầm lầy)

Theo 64 quẻ kép

Sự chuyển vận khí hóa của Tạng phủ:

Khí của Tạng phủ như khí của trời đất trong quá trình sinh hóa: Địa khí bốc lên, Thiên khí giáng xuống nhờ đó có hóa sinh. Có 2 quá trình khí hoá đáng chú ý giữa các Tạng phủ:

Hỏa khí của Tâm giao xuống Thận, làm Thủy khí của Thận bốc lên mà sinh ra công dụng. Do đó, xét về dụng trong cơ thể con người quẻ Ly ở trên, quẻ Khảm ở dưới mà có thể xem như “Thủy Hỏa ký tế” hàm nghĩa Thủy Hỏa âm Dương tương giao. Nếu Thủy của Thận không thăng, Hỏa của Tâm không giáng thì đó là Thủy Hỏa âm Dương bất giao, xét về Dụng thì coi như “Hỏa Thủy vị tế”.

Khí của Phế thuộc đạo Kiền (Thiên) giáng xuống; khí của Tỳ thuộc đạo Khôn (Địa) thăng lên; Đó là âm dương giao nhau. Xét về Dụng coi như quẻ “Địa Thiên Thái”. Nếu Khí của Phế không giáng, khí của Tỳ không thăng, thì đó là Âm Dương bất giao, xét về Dụng thì coi như “Thiên dịa bĩ”.

Theo Dịch số

Thai kỳ

Sau khi được 9 tháng 10 ngày, trẻ được sinh ra vì:a. Cách giải thích thứ nhất:

9: Số của Lão Dương: 9 tháng khí Dương đã đủ, do đó trẻ sơ sinh thuần Dương.

10: Số thành của Thổ: thể chất, Tỳ vị, da thịt đầy đủ.

Khi được 9 tháng 10 ngày, âm Dương đã đầy đủ nên được chào đời.b. Cách giải thích thứ hai:

9: Số thành của Kim: Phế thuộc Kim chủ hô hấp.

10: Số thành của Thổ: Tỳ thuộc Thổ chủ vận hóa Thủy cốc.

Khi được 9 tháng 10 ngày, các cơ quan tạng phủ của trẻ đủ mạnh, ra ngoài có thể tự thở hít không khí, tự tiêu hóa được đồ ăn nên trẻ ra đời.

Cách giải thích thứ ba:

9: Số thành cuối cùng của Dương số

10: Số thành khởi đầu của Âm số

9 tháng 10 ngày, trẻ sẽ thuần Dương và khí Âm có dần dần. Dương nhiều át mất Âm, do đó nói “Thuần Dương vô Âm”.

Cách giải thích thứ tư:

9, 10 là hai số cuối cùng của Hà đồ, do đó hàm nghĩa Âm Dương phối hợp có công dụng sinh thành.

Thai nhi

Khoảng tháng thứ 6: đầu trẻ em trong bụng mẹ quay xuống dưới (ngược với vị thế của mẹ), đó là Âm hấp dẫn Dương, Dương hấp dẫn Âm. Lúc đó vị thế của cả mẹ con giốngvị trí các số của Hà đồ:

7 (Dương, trên) 6 (Âm, dưới) ở ngoài: Vị thế của mẹ.

2 (Âm, trên) 1 (Dương, dưới) ở trong: Vị thế của thai nhi. Âm trên Dương dưới là hình thể của Tiên thiên Âm Dương.

Quá trình phát triển của con người

Con trai thuộc Dương, liên quan đến số 8 Thiếu Âm; Con gái thuộc Âm, liên quan đến số 7 Thiếu Dương.

Con trai:

8 tuổi: Thận khí bắt đầu phát triển, răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mọc.

16 tuổi: Thiên quí đến, Thận khí đầy đủ, tinh khí dồi dào, giao hợp sẽ có con.

24 tuổi: Gân cốt mạnh, răng cứng rắn, răng khôn mọc.

32 tuổi: Cơ thể phát triển hoàn toàn, ý chí cương quyết, thể chất và lý trí đầy đủ.

40 tuổi: Thận khí bắt đầu suy nhược, răng khô, tóc bắt đầu rụng.

48 tuổi: Âm khí và Dương khí suy kém, da khô, tóc đốm bạc.

56 tuổi: Thận khí và Can khí suy nhược, gân cốt yếu, cử động không được như xưa

Con gái:

7 tuổi: Khí của Thận mạnh, răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mọc, tóc mượt.

14 tuổi: Thiên quí đến, Nhâm và Xung mạch đầy đủ, có kinh, ngực nở, giao hợp sẽ có con.

21 tuổi: Răng cứng, tóc dài, gân cốt rắn mạnh, răng khôn mọc.

28 tuổi: Cơ thể phát triển hoàn toàn đầy đủ, người khỏe mạnh.

35 tuổi: Thận khí bắt đầu suy nhược, răng khô, tóc bắt đầu rụng.

42 tuổi: Da khô, tóc đốm bạc.

49 tuổi: Chân thủy suy kiệt, Nhâm và Xung mạch yếu kém, tắt kinh, hết thời kỳ thụ thai để sinh con.

56 tuổi: Khí của ngũ tạng suy nhược, mắt kém, tóc rụng nhiều, mặt bắt đầu lốm đốm chân nhang, cử động thấy mệt nhọc, răng bắt đầu lung lay.

63 tuổi: Tóc bạc, rụng, gân cốt rã rời, đi lại không vững.

Sự vận hành của khí huyết

Tính theo độ số, trong một ngày đêm Dinh Huyết đi được 50 độ và Vệ khí đi được 50 độ.

50 = 5 x 10: 5, 10 là 2 số thuộc Hà đồ

5: Số “diễn mẫu”

10: Số “diễn tử”

50: Số “đại diễn” (TheoHệ từ thượng truyện)

Bài trướcY dịch – Mạch học
Bài tiếp theoCấy chỉ điều trị hội chứng thắt lưng hông | Nghiên cứu khoa học

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.