Phòng tránh, xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Mùa hè nóng nực dễ làm thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau quặn là các triệu chứng mà trẻ gặp phải. Khi đó, cha mẹ có cách xử lý kịp thời nếu không bệnh trở nên nghiêm trọng.

Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, các trẻ thường có những biểu hiện chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau quặn vùng bụng,… Các triệu chứng này có thể kéo dài tới 2 ngày. Ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn trong thực phẩm có thể nhân đôi số lượng trong vòng 20 phút, gây nguy hiểm cho người sử dụng đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu.

Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ:

Thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, phẩy khuẩn tả…). Bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc.

Ăn phải thực phẩm chứa độc tố ( như độc tố từ cóc, cá nóc), hoặc thực phẩm dễ bị nhiễm độc trong quá trình chế biến, bảo quản như nhiễm hóa chất, thuốc bảo quản.

Ngộ độc thực phẩm do hóa chất như ăn thức ăn nhiều hàn the, formol, thuốc trừ sâu, màu thực phẩm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Sơ cứu và chăm sóc cho trẻ khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi sơ cứu cho trẻ cần lưu ý, nếu sơ cứu không đúng cách, có thể làm trẻ bị sặc, ngạt nước dẫn đến tử vong.

Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay không cho trẻ ăn món đó nữa.

Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Lưu ý, đặt trẻ nằm, nghiêng đầu sang một bên để trẻ nôn. Trong quá trình nôn lấy khăn sạch để lau chùi.

Khi trẻ bị nôn lúc đang ngủ, khi đó rất nguy hiểm vì có thể bị sặc lên mũi hoặc xuống phổi. Lúc đó, người lớn phải dùng miệng để hút mũi trẻ nếu không sẽ bị sặc dẫn đến tử vong.

Bổ sung oresol cho trẻ. Nôn mửa, đi ngoài nhiều khiến các trẻ mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt lả. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu uống oresol theo nguyên tắc ít một nhưng mỗi lần uống trẻ vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Cho trẻ ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh), giúp tạo khuôn cho phân, giúp trẻ đi ngoài phân đặc hơn. Nếu trẻ quá mệt không muốn ăn thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ nước, bù điện giải, trẻ cũng không quá mệt.

Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn bị tống hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.

Nếu sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ

Mua sản phẩm còn tươi, nếu sử dụng đồ đông lạnh, chú ý tới hạn sử dụng trên bao bì. Bảo quản thực phẩm đúng cách, để tránh bị hỏng, ôi thiu.

Chế biến phải nấu chín thức ăn tránh các loại vi khuẩn hoạt động mạnh trở lại sau khi thoát khỏi quá trình đông lạnh. Không cho trẻ ăn thức ăn còn tái.

Rửa tay bạn sạch sẽ trước khi chế biến cũng như rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Không để thức ăn quá 1 giờ trong môi trường mùa hè nóng nực.

Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn vì vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt các dụng cụ làm bếp khoảng vài giờ và lan rộng sang các loại thực phẩm khác.

Một số thực phẩm, rau củ nghi ngờ có độc cần loại bỏ không nên sử dụng, vì chúng rất có khả năng chứa mầm bệnh gây hại cho trẻ.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.