Chứng Trúng Phong

Định nghĩa:Trúng phong là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Bệnh nhân bỗng nhiên ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự hoặc bán thân bất toại hoặc tứ chi không cử động được, mặt méo, mắt lệch, nói khó. Có trường hợp nhẹ hơn không bất tỉnh nhân sự nhưng vẫn có bán thân bất toại.

Bệnh danh:Trúng phong, bán thân bất toại (cần lưu ý phân biệt thuật ngữ trúng phong trong thương hàn luận: Phong tà nhập biểu)

Nguyên nhân – Cơ chế sinh bệnh:

Bệnh phần nhiều do chính khí hư suy, can phong nội động gây ra, chủ yếu do nội phong gây ra, có thể phối hợp với ngoại phong cùng gây bệnh, hiếm khi chỉ do ngoại phong gây ra. Cụ thể, người ta thường nói tới 3 loại nguyên nhân sau:

+ Tình chí tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người rối loạn, đặc biệt là thận âm thiếu, tâm hoả bốc mạnh, can không được nuôi dưỡng, dương bốc lên trên, cuối cùng can phong bạo phát gây bệnh.

+ Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đàm, đàm uất hoá nhiệt, can phong cùng đàm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu xuyên vào kinh lạc mà đột nhiêu phát bệnh.

+ Môi trường khác nhau, cũng có thể do kinh lạc hư trống phong tà xâm nhập gây nên.

Do người vốn âm hư dương cang, đàm trọc quá thịnh, lại thêm ngoại cảm phong tà thúc đấy nội phong mà gây bệnh.

Như vậy, về cơ chế bệnh sinh thấy nổi lên sự tác động qua lại của các yếu tố: Phong (can phong); hoả (tâm hoả, can hoả), đàm (thấp đàm, phong đàm), khí (khí hư, khí nghịch), huyết (huyết ứ). Một số tài liệu khác cho rằng: 4 yếu tố chính là phong, hoả, đàm và sự tắc nghẽn (khí huyết ứ).

Các thể bệnh và điều trị:

Trúng phong kinh lạc: 2 thể: âm hư hoả vượng; phong đàm (có tài liệu xếp thêm thể: mạch lạc hư trống, phong tà xâm nhập).

Trúng phong tạng phủ: 2 thể: chứng bế; chứng thoát.

Trúng phong kinh lạc:(TBMMN không có hôn mê).

a. Âm hư hoả vượng: Thường gặp ở những người CHA thể can, thận âm hư.

– Triệu chứng: liệt 1/ 2 người; liệt mặt, có thể thoáng mất ý thức, hoa măt chóng mặt, mạch huyền tế sác.

Biện chứng: can thận âm hư, can dương bốc mạnh, âm dương mất cân bằng, huyết dâng khí nghịch, trên thịnh dưới hư, nên đau đầu, tài ù mắt mờ, ngủ ít… Can phong nội động, phong chạy vào kinh mạch gây liệt nửa người, mạch huyền tế sác.

Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc (trấn can, tức phong)

Điều trị:

Bài thuốc: Bình can tức phong thang gia giảm:

Thiên ma

16g

Nam tinh

10g

Câu dằng

16g

Điạ long

10g

Bạch tật lê

12g

Ngô công

12g

Cương tàm

12g

Chỉ xác

12g

Hy thiêm

16g

Hồng hoa

12g

Bài Trấn can thức phong thang gia giảm:

Bạch thược

12g

Mẫu lệ

10g

Huyền sâm

12g

Ngưu tất

10g

Quy bản

12g

Câu đằng

12g

Long cốt

10g

Cúc hoa

8g

Xương bồ

10g

Địa long

10g

Viễn chí

8g

Hồng hoa

8g

Châm cứu: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương – bổ các kinh âm, thay đổi huyệt: Một ngày châm tư thế nằm thẳng, một ngày châm tư thế nằm nghiêng. Cụ thể:

Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.

Xoa bóp – bấm huyệt: làm các động tác (18) ở nửa bên liệt. Nên hướng dẫn người nhà bệnh nhận làm thường xuyên, 2h/lần đặc biệt ngay những ngày đầu tránh loét và cứng khớp.

Hướng dẫn bệnh nhân làm các động tác tự tập: Đây là vấn đề quan trọng.

b. Phong đàm: “ thường gặp ở những người CHA thể đàm thấp”.

1. Triệu chứng: Liệt nửa người, liệt mặt, miệng nhiều dớt dãi, lưỡi cử động khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt.

2. Biện chứng: Đàm uất hoá hoả, sinh phong. Phong đàm chạy vào kinh mạch gây liệt nửa người, mạch huyền hoạt, lưỡi nhớt, rêu trắng dày.

3. Pháp điều trị: Thanh đàm, tức phong, thông lạc, kiện tỳ trừ thấp.

4. Phương:

Bài thuốc:

Đạo đàm thang gia giảm:

Bán hạ chế

8g

Chỉ thực

8g

Phục linh

8g

Toàn yết

4g

Trần bì

6g

Cương đàm

8g

Cam thảo

6g

đởm nam tinh

8g

Gia: Hoàng cầm, Tang ký sinh, Trúc như, Bạch truật, Đào nhân.

Bài Trấn can tức phong thang gia giảm: giảm liều bổ âm, gia Đởm tinh, Trúc lịch, Hoàng cầm, Thạch cao.

– Châm cứu: Châm như trên thêm huyệt Phong long, Tỳ du.

– Thuỷ châm: như trên

– Xoa bóp – Bấm huyệt: như trên

– Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện: như trên

Trúng phong tạng phủ:TBMMN có hôn mê. Bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, cần phải phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực của YHHĐ. Đông y chia làm 2 loại là chứng bế và chứng thoát. Cần phân biệt rõ 2 chứng này để có pháp điều trị thích hợp: chứng bế là chứng thực cần gấp khử tà; chứng thoát là chứng hư cần gấp phù chính cứu thoát.

Triệu chứng chung: Lúc bắt đầu, có đột nhiên ngã vật, bất tỉnh nhân sự, chân tay bất toại, mồm méo, chảy rãi, nặng hơn có thể tử vong.

– Chứng bế thường do phong động, đờm nghịch: gồm dương bế và âm bế. Dương bế do phong dương và can hỏa gây nên.

Âm bế thường do phong đờm gây nên.

– Chứng thoát thường do chân khí bạo tuyệt.

Dương bế:

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (Hôn mê nông), mặt đỏ, thở phì phò, tay nắm, chân duỗi, hàm răng cắn chặt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác.

Xử trí: Thanh nhiệt, khai khiếu, thông lạc.

Phương thuốc: Ngải cứu 20g, nước tiểu trẻ em 1 bát, giã nát ngải cứu, cho nước tiểu trẻ em vào hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 2 thìa canh 1 lần, ngày uống nhiều lần (Thuốc nam châm cứu – trúng phong). Nếu hàm răng cắn chặt thì dùng ô mai thịt xát vào chân răng cho miệng há ra để đổ thuốc.

Ý nghĩa: Nước tiểu trẻ em để khai khiếu tỉnh thần, ngải diệp để khu tà.

Âm bế:

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự yên tĩnh, thở khò khè, mạch trầm hoãn, rêu lưỡi trắng nhờn.

Xử trí: Khai khiếu.

Phương thuốc: hạt củ cải 4g sao chín, quả bồ kết bỏ hột nướng vàng 4g, tán mịn, uống mỗi lần 4g với nước sôi, nếu nôn được đờm ra là tỉnh. (Thuốc nam châm cứu – trúng phong).

Ý nghĩa: Bạch giới tử (hạt cải củ), tạo giác (Bồ kết) thuộc nhóm ôn hóa hàn đàm, trong đó hạt củ cải chữa chứng âm trở do đàm ở bên trong, bồ kết tác dụng trừ đàm thông khiếu.

Chứng thoát

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (Hôn mê sâu), mắt mở, miệng há, bàn tay duỗi, thở nhanh, lưỡi rụt lại, mặt sắc xanh, nặng thì vã mồ hôi hột lạnh, mạch khó sờ thấy, nhị tiện tự chảy, hơi thở rất yếu – là chứng nguy kịch.

Xử trí: Cố thoát hồi dương.

Phương thuốc: “Sâm phụ thang” Nhân sâm 16g, phụ tử 12g. Sắc uống cấp cứu. Có thể cứu kết hợp Quan nguyên, khí hải hoặc thần khuyết cho tới lúc có chân tay ấm, mạch rõ, hết mồ hôi thì thôi.

Ý nghĩa: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, cố thoát. Phụ tử để hồi dương.

Tài Liệu Học Tập, Tham Khảo

Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền – NXB y học Hà Nội – 2002.

Nội khoa Yhọc cổ truyền (Dùng cho đối tượng sau đại học). NXB Y học 2003.

Bài giảng bệnh học nội khoa. NXB Y học 2003.

Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc (1993) Chữa bệnh nội khoa bằng y học cổ truyền Trung

Tổng Kết

Các chứng trúng hàn, trúng thử, trúng phong (Ngoại phong) nói chung đều do có yếu tố cơ thể chính khí hư suy, dinh vệ hư yếu tà khí trực trúng vào bên trong cơ thể cụ thể là qua vệ khí vào tới dinh huyết tạng phủ mà gây bệnh.

Pháp điều trị các chứng trúng thì căn cứ vào các triệu chứng để tìm nguyên nhân có pháp điều trị phù hợp cho từng thể, điểm chung cần sử dụng pháp khai khiếu do tà khí làm bế tắc thanh khiếu.

Bài trướcĐông y chữa trị Tiểu Ra Dưỡng Chấp
Bài tiếp theoChứng Trúng Thử

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.