VIÊM V.A CẤP

V.A, amidan, nằm ở ngã tư giữa đường hô hấp và đường tiêu hoá thuộc vùng họng. Ớ đây có hệ thống tổ chức lymphô, rất quan trọng, vì nó sản sinh ra các loại globulin miễn dịch. Vì vậy, hiện nay việc chỉ định nạo V.A, cắt amidan, cần quan tâm đến chức năng này.

Tỉ lệ viêm V.A ở nước ta xấp xỉ 30%, nhiều nhất lứa tuổi 3-7.

Nguyên nhân do viêm nhiễm. Thời tiết lạnh là điều kiện tốt cho số vi khuẩn, virút có sẵn trong mũi, họng bùng phát gây bệnh. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virút, vi khuẩn tụ cầu, phế cầu, liên cầu tan máu bêta nhóm A.

Tổ chức bạch huyết phát triển quá mạnh, nhiều hạch ở cổ, họng. Ở họng quá phát dễ bị viêm nhiễm.

Cấu trúc V.A, amidan có nhiều khe, hốc là hơi ẩn nấu, phát triển của các vi khuẩn.

Triệu chứng viêm V.A cấp do viêm nhiễm cấp, xuất tiết hay viêm mủ. Ngay từ nhỏ trẻ có thể gặp nhiều. Viêm V.A cấp thường gặp ở trẻ em, nếu chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển tốt. Neu bỏ qua hay điều trị qua loa, gây nhiều biến chứng.

Triệu chứng toàn thân, ở hài nhi đột ngột sốt cao, nhiệt độ 39-40°C, kèm theo những hiện tượng phản ứng dữ dội là co giật toàn thân, khó thở do co thắt thanh môn. Đôi khi có cả phản ứng màng não như nôn, rối loạn tiêu hoá…

Triệu chứng cơ năng: hài nhi tắc mũi hoàn toàn, thở bằng mồm nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ chơi. Trẻ lớn tắc mũi không hoàn toàn, nhưng ngáy to.

Hài nhi chảy nước mũi nhầy ở hai mũi, mũi trước và mũi sau.

Hài nhi ho là phản xạ kích thích xuất tiết từ thành sau họng, lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm trắng.

Hài nhi nôn nuốt, khi nhai gây kích thích.

Triệu chứng thực thể, khi soi mũi trước phát hiện hốc mũi đầy mủ nhầy, rất khó nhìn trực tiếp V.A sau khi hút sạch mủ và đặt Adrenalin mới có thể nhìn thấy tô chức V.A đỏ, mấp mé ở cửa mũi sau.

Khám họng, phát hiện niêm mạc họng đỏ, có mủ nhầy phủ trên niêm mạc thành sau họng, từ trên vòm chảy xuống.

Khám tai, phát hiện màng tai mát bóng trở thành xám đục, hơi lõm do tắc vòi nhĩ. Đây là dấu hiệu có giá trị để chân đoán viêm V.A.

Ngoài ra có thể sờ thấy hạch ở góc hàm, rãnh cảnh, có cả sau cơ ức đòn chũm, ấn đau.

Biến chứng, thường đi song song với bệnh. Biến chứng ở gần, ở xa và biến chứng toàn thân:

Viêm thanh quản, khí quản, phế quản với tỉ lệ cao. Viêm V.A gây khó thở. Cơn khó thở đột ngột về đêm ở những hài nhi cơ địa co thắt. Viêm V.A, có thể làm xuất hiện cơn hen thường xuyên hơn, nặng hơn.

Viêm tai giữa đứng vào hàng thứ hai, trong các biến chứng thường gặp.

Viêm đường tiêu hoá, hài nhi đau bụng, đi ngoài nhầy và nước.

Viêm xoang, viêm mũi, viêm ố mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt, mắt chảy nước. Viêm nhiễm vào khoang dưới nhện và tổn thương thần kinh.

Trẻ bị ảnh hưởng về tinh thần, kém thông minh, không tập trung tư tưởng học, lười biếng hay buồn ngủ, học kém.

Phát triển trí tuệ hạn chế là do trẻ nghe kém và thở kém.

Phòng tránh là nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cơ địa, cho trẻ ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm, các loại vitamin và quả chín cam, xoài, chanh, nhãn, chôm chôm, na… và rèn luyện thân thể như nhảy dây, hít sâu, thở ra dài, thay đổi khí hậu, điều trị bằng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lạnh.

Hằng ngày, vệ sinh mũi, họng, răng, miệng vào sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

Điều trị bằng một trong các thuốc nhỏ mũi: adrenalin 1%, Argyron 1%, ephedrin 1%.

Tránh biến chứng dùng kháng sinh phổ cập do bác sĩ chỉ định.

Nâng cao thể trạng bằng thuốc và chế độ ăn.

VIÊM V.A MÃN TÍNH

Viêm V.A mãn tính là viêm tổ chức V.A, quá phát, xơ hoá sau viêm nhiễm nhiều lần, thường gặp trẻ 18 tháng đến 5 tuổi.

Nguyên nhân thường gặp sau viêm V.A, cấp tính nhiều lần, điều trị không dứt điểm, trở thành mãn tính.

Triệu chứng khởi đầu: Bệnh nhi ngạt mũi là dấu hiệu đầu tiên. Khởi đầu mũi ngạt ít, về sau mũi ngạt nhiều, cả hai mũi. Mũi thường hay bị viêm, chảy nước mũi thò lò, kéo dài. Trẻ bé ho và sốt vặt, tối ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình, tai nghễnh ngãng hay tiêu chảy.

Triệu chứng toàn thân, thường trẻ sốt nhẹ, cơ thể phát triển chậm so với cùng tuổi, kém nhanh nhẹn, người mảnh khảnh, yếu ớt, chân, tay lạnh, đêm ngủ thường giật mình, hoảng sợ, có thể đái dầm. Bệnh nhi thường đãng trí, kém tập trung tư tưởng, vì tai nghễnh ngãng và thiếu oxy não kéo dài. Người gầy, nếu béo là béo bệu. Trẻ thường hay sốt vặt, năm ngày ba tật.

Triệu chứng cơ năng là bệnh nhi tắc mũi liên tục, mũi chảy mủ nhầy kéo dài hàng tháng, có khi loét tiền đình mũi gọi là thò lò mũi.

Bệnh nhi thường xuyên há mồm thở. Tiếng nói giọng mũi kín. Tai bệnh nhi nghe kém, không được chú ý. Trẻ đêm ngủ ngáy to, ho do phản xạ.

Triệu chứng thực thể khi soi mũi trước phát hiện mủ nhầy đầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi dưới to, lấy hết mủ và làm co niêm mạc, có thể nhìn thấy tô chức V.A.

Soi mũi sau ở trẻ lớn, phát hiện khối tổ chức V.A chiếm vòm mũi họng, che lấp cửa mũi sau.

Sờ vòm họng, phát hiện vòm họng bị hẹp lại và đánh giá được khối lượng, mức độ cứng của V.A.

Soi thành sau họng, có nhiều khối lymphô to bằng hạt đậu xanh, mủ nhầy chảy từ vòm xuống màn hầu hơi bị đẩy dồn về phía trước hàm ếch, thường bị hẹp chiều ngang và lõm sâu răng hay răng mọc lệch…

Khám tai, phát hiện màng tai sẹo hay lõm

Dấu hiệu quan trọng là bộ mặt V.A. Hiện nay nhiều tác giả cho rằng sở dĩ có bộ mặt V.A là do còi xương nhẹ với cùng tắc mũi liên tục, phải thở bằng mồm, gây nên hiện tượng thiếu ôxy mãn tính, rối loạn về phát triển khối xương mặt và lồng ngực. Bộ mặt V.A bao gồm:mặt dẹt và dài, mồm há, môi trên dày, hàm răng vênh, môi dưới trề xuống, hàm dưới lẹm vào, hàm ếch hõm lên, hốc mũi hẹp. Ngực hẹp và lép, lưng hơi gù, chân, tay khẳng khiu, chậm chạp, kém thông minh, hay ngủ gật.

Biến chứng viêm V.A mãn tính hay tái phát nhiều lần, viêm tay hay áp xe, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản.

Biến chứng toàn thân, trẻ chậm lớn, kém phát triển V.A to ảnh hưởng đến nuốt.

Phòng tránh là điều trị viêm V.A cấp tính khỏi bệnh dứt điểm, không chuyển thành viêm V.A mãn tính.

Tránh lạnh, không cho trẻ ăn kem, uống nước đá, mặc ấm vào mùa lạnh.

Thường xuyên vệ sinh răng, miệng, mũi, họng đặc biệt là sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

Nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, dưỡng chất, vitamin cà các loại quả cam, chanh, bưởi, na, nhãn, xoài, lê, táo, chôm chôm, măng cụt…

Điều trị bằng tia X ba đợt, mỗi đợt cách nhau tam ngày, ít dùng.

Đốt nitơ lỏng đơn giản, thuận lợi.

Nâng cao thể trạng bằng dùng nhiều loại thuốc tăng cường sức đề kháng và chế độ dinh dưỡng.

Bài trướcBệnh viêm mũi cấp tính và mãn tính ở trẻ em
Bài tiếp theoXử trí khó thở thanh quản ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.