Phương pháp Căng gu ru có thể được áp dụng một cách hiệu quả, an toàn và không chi phí tốn kém. Hướng dẫn thực hiện và tuân thủ đơn giản nhưng hiệu quả rất cao: giúp ích cho giữ thân nhiệt, tăng tuần hoàn và hô hấp của trẻ.

KHÁI NIỆM CHĂM SÓC TR BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (Căng gu ru) là một phương pháp y học thích ứng được chọn lựa để chăm sóc trẻ sinh non/nhẹ cân bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da-kề- da trên ngực mẹ và nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng- gu- ru (phương pháp Kangaroo) là một giải pháp an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện mà đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho sự sống còn của trẻ mới sinh: kích thích thở, giữ ấm, nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, tăng cường tình cảm mẹ-con. Vì vậy phương pháp Kangaroo còn được thực hiện cho tất cả trẻ sơ sinh đẻ thườngvà trẻ sơ sinh phải chuyển viện..

ÍCH LỢI CỦA CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU

Đối với trẻ: khi nằm tiếp xúc da-kề-da trên ngực mẹ, trẻ sẽ:

  • Được giữ ấm, hoặc được làm ấm trở lại sau khi bị lạnh và ít có nguy cơ hạ thân nhiệt
  • Nhịp thở ổn định, ít các cơn ngừng thở hơn
  • Nhịp tim ổn định, ít các cơn nhịp chậm hơn
  • Thuận tiện cho việc cho trẻ bú sửa mẹ sớm
  • Ít nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Tăng cân nhanh hơn
  • Trẻ phát triển toàn diện hơn.

Đối với mẹ: không bị cách li với con nên:

  • Tăng cường tình cảm mẹ con
  • Thuận tiện cho việc cho con bú sớm và kéo dài
  • Tăng tự tin, tăng khả năng chăm sóc con
  • Giảm lo lắng, sợ hãi.

Đối với sở y tế: do người mẹ thay thế một phần công việc chăm sóc trẻ nên:

  • Cán bộ y tế đỡ bận rộn với việc chăm sóc
  • Tăng chất lượng chăm sóc cho trẻ sơ sinh: sử dụng nhân lực và phương tiện hợp lý hơn (các máy móc và nhân lực dành cho các trẻ bị bệnh nặng hơn)
  • Giảm quá tải trong các khoa sơ sinh do có thể cho trẻ ra viện sớm hơn
  • Giảm chi phí dịch vụ y tế vì giảm sử dụng các thiết bị đắt tiền, giảm chi phí điều trị

Đối với gia đình và cộng đồng:

  • Tăng cường tình cảm, trách nhiệm giữa bố, mẹ và các thành viên của gia đình trong việc chăm sóc trẻ.
  • Lôi cuốn sự hỗ trợ của cộng động, xã hội cho việc chăm sóc giúp đỡ người mẹ và trẻ, đặc biệt trong thời gian sử dụngphương pháp Kangaroo
  • Giảm chi phí chăm sóc y tế cho gia đình, cho ngành y tế và xã hội.

THỰC HIỆN CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU

Tiêu chuẩn chọn trẻ để thực hiện phương pháp Kangaroo

  • Không có dấu hiệu bất thường.
  • Cân nặng < 2500g hoặc tuổi thai < 37 tuần
  • Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
  • Có đáp ứng tốt với các kích thích.

Tiêu chuẩn cho người mẹ tham gia thực hiện phương pháp Kangaroo

  • Tự nguyện, hợp tác thực hiện phương pháp Kangaroo theo hướng dẫn
  • Sức khoẻ tốt
  • Dành toàn bộ thời gian thực hiện phương pháp Kangaroo
  • Thực hiện vệ sinh tốt: móng tay cắt ngắn, sạch, vệ sinh thân thể, quần áo.
  • Có thêm một người nhà thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thực hiện phương pháp Kangaroo cho trẻ để có thể thay thế người mẹ khi cần.

Các nội dung thực hiện phương pháp Kangaroo

  • Hướng dẫn đặt trẻ và giữ trẻ ở vị trí Căng-gu-ru
  • Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ
  • Hướng dẫn cách bế, nâng giữ trẻ khi đánh thức trẻ dậy để cho ăn
  • Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi cho trẻ hàng ngày, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ và cách xử trí kịp thời
  • Kích thích và xoa bóp cho trẻ
  • Hỗ trợ bà mẹ: hướng dẫn cách vận động, thư giãn cơ thể và giải những nỗi lo lắng, sợ hãi của người mẹ

CÁC BƯỚC CỤ THỂ

Hướng dẫn đặtgiữ trẻ ở vị trí Căng-gu-ru:

  • Đặt trẻ nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ, ở tư thế thẳng đứng da-kề-da với mẹ. Đầu trẻ nằm quay về một bên và hơi ngửa nhẹ để đường thở của trẻ luôn được mở và mắt trẻ có thể giao tiếp với mắt mẹ. Đặt hai tay trẻ ôm trên 2 bầu vú mẹ, hai đùi và chân ôm hai bên bụng mẹ (như con ếch bám trên ngực và bụng mẹ).
  • Trẻ cần đội thêm mũ, đi tất và lót tã. Người mẹ cần mặc một áo địu bằng vải chun giãn để giữ trẻ luôn ở vị trí căng-gu-ru và tránh di động đầu và cổ của trẻ. Người mẹ có thể đi lại cùng với con ở trong túi căng-gu-ru và làm các công việc nhẹ nhàng.

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

Người mẹ trở thành một lồng ấp tự nhiên cho con 24/24

  • Giải thích cho bà mẹ là có thể cho con bú trong vị trí căng-gu-ru bằng cách chuyền trẻ áp vào một bên ngực mẹ, miệng trẻ ngậm bắt vú tốt trong khi toàn thân trẻ vẫn được tiếp xúc da- kề- da với mẹ
  • Trẻ trên 34 tuần có thể bú mẹ trực tiếp. Trẻ từ 32 – 34 tuần, nếu không bú được phải vắt sữa trực tiếp vào miệng trẻ hoặc cho trẻ ăn bằng cốc, bằng thìa, bằng ống bơm, ống nhỏ giọt hoặc ống thông dạ dày.
  • Dù trẻ chưa bú đựơc nhưng trước khi cho ăn cần hỗ trợ đưa miệng vào vú mẹ 5 -10 phút để giúp mẹ tăng tiết sữa và giúp trẻ tập bú mẹ.
  • Số lượng và số lần cho trẻ ăn phụ thuộc vào tuần tuổi thai lúc đẻ, tuổi thai, cân nặng khi đẻ và sự dung nạp sữa mỗi bữa của trẻ. Tuy nhiên cần bảo đảm ít nhất là 2 giờ/lần, cho bú cả ngày lẫn đêm. Đối với những trẻ cho ăn bằng các biện pháp thay thế thì cần tăng từ từ số lượng sữa mỗi bữa của trẻ, cho trẻ ăn đều cả ngày và đêm từ 10 đến 20 lần.

Hướng dẫn cách bế, nâng giữ trẻ khi đánh thức trẻ dậy để cho ăn

  • Trẻ có thể ngủ rất nhiều trong cả ngày và đêm, vì vậy cần đánh thức trẻ dậy để cho bú mẹ.
  • Nên bắt đầu đánh thức trẻ bằng cách vuốt nhẹ mặt trẻ sau đó nâng toàn thân trẻ lên, dùng ngón tay cù vào gan bàn chân, đu đưa và kích thích nhẹ nhàng cho đến khi trẻ mở mắt.
  • Dùng ngón tay trỏ vỗ nhẹ xung quanh miệng trẻ gợi lên phản xạ tìm kiếm vú mẹ của trẻ.
  • Phản xạ tự nhiên mút, bú, nuốt và tìm kiếm vú mẹ xuất hiện rất sớm từ lúc 28- 32 tuần thai nhưng còn yếu nên trẻ chưa tự bú mẹ được. Khi trẻ được 34 tuần phản xạ của trẻ tốt hơn, nhanh hơn và kéo dài hơn. Vì vậy, nếu được kích thích và hỗ trợ tốt trẻ có thể bú mẹ trực tiếp được.

Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi cho trẻ

Trẻ được chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo phải được chăm sóc thiết yếu như tất cả các trẻ sơ sinh khác theo hướng dẫn của bệnh viện. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:

  • Thân nhiệt: nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt, được tiếp xúc da-kề- da liên tục, trẻ có thể dễ dàng đạt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường (nhiệt độ nách 36,5-37,40C) trong vị trí căng- gu- Nếu thân nhiệt của trẻ dưới 3605C, phải ủ ấm trẻ ngay. Đồng thời tìm nguyên nhân và xử trí nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ (phòng lạnh, trẻ chưa được chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo trước khi đo thân nhiệt, trẻ vừa mới lau rửa hoặc chưa được ăn đủ hoặc bị nhiễm khuẩn).
  • Nuôi dưỡng: theo dõi số lượng sữa, sốbữa ăn của trẻ. Chuyển cách cho trẻ ăn sữa mẹ phù hợp với tuổi, phản xạ bú mẹ của trẻ. Nếu trẻ còn phải ăn sữa mẹ qua ống thông dạ dày hoặc thìa.., hướng dẫn người mẹ cách vắt sữa bằng tay và cho trẻ ăn khi ở vị trí căng- gu- ru. Giúp đỡ người mẹ cách bế cho con bú, đặc biệt những bà mẹ có con sinh đôi. Đảm bảo cho trẻ ngậm bắt vú tốt để trẻ bú có hiệu quả.
  • Theo dõi tăng trưởng: cân cho trẻ hàng ngày để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ. Đối với tất cả các trẻ đẻ non/nhẹ cân từ tuần thứ 2 sau khi sinh, tăng cân đủ là tăng 15 – 20 g/kg/ ngày.
  • Theo dõi thởtoàn trạng chung

Khi trẻ đã hồi phục, ổn định sau các biến chứng ban đầu liên quan tới tình trạng đẻ non và đang được chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo thì nguy cơ ngừng thở hoặc bị bệnh nặng ít hơn nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy cần kiểm tra nhịp thở thường xuyên cho trẻ 4 lần/ngày và theo dõi sát trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh và xử trí kịp thời, cụ thể là theo dõi các dấu hiệu sau:

+ Khó thở, rút lõm lồng ngực, thở rên

+ Thở rất nhanh hoặc rất chậm

+ Cơn ngừng thở thường xuyên và kéo dài

+ Trẻ bị lạnh: thân nhiệt hạ < 36,50C , mặc dù đã được ủ ấm

+ Bú khó: không đánh thức trẻ dậy được để cho ăn, bỏ bú, nôn

+ Vàng da

+ Tiêu chảy

+ Co giật.

+ Khi có bất cứ dấu hiệu nào như trên, chuyển tuyến trên ngay.

Kích thích và xoa bóp cho trẻ

  • Kích thích, xoa bóp cho trẻ tăng thêm tình cảm gắn bó yêu thương của người mẹ đối với con và giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện các phản xạ bình thường. Trước khi xoa bóp, kích thích trẻ, người mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, xoa hai tay vào nhau cho ấm lên bằng nhiệt độ của cơ thể
  • Người mẹ đỡ trẻ bằng một cánh tay, dùnglòng bàn tay kia xoa bóp cho trẻ. Bắt đầu xoa từ trán, đầu, vòng ra sau cổ, vuốt xuống lưng và mông trẻ. Xoa từng bên một, mỗi bên 3 lần. Sau đó xoa bóp từ vai, cánh tay, cẳng tay đến bàn và ngón tay cho trẻ. Làm tương tự như vậy với 2 chân: xoa từ đùi, cẳng chân, bàn chân và ngón chân từng bên một. Cuối cùng đặt trẻ nằm ngửa đầu cao mặt nhìn về mẹ để tiếp tục xoa phần ngực và bụng cho trẻ. Người mẹ vừa xoa bóp cho con vừa thể hiện tình cảm gắn bó mẹ với con (âu yếm, ru nựng con, động tác tay và cơ thểmẹ mềm mại uyển chuyển theo tương tác, phản ứng của con…).
Kích thích và xoa bóp cho trẻ
Kích thích và xoa bóp cho trẻ
  • Cán bộ y tế cần giúp đỡ người mẹ bế nâng giữ trẻ ở tư thế thích hợp và để người mẹ thực hiện việc xoa cho con từng phần như hướng dẫn ở trên. Mỗi lần xoa bóp cho trẻ khoảng 10 phút, không nên kéo dài vì sẽ làm trẻ mệt và có nguy cơ hạ thân nhiệt.

Hỗ trợ người mẹ thực hiện phương pháp Kangaroo

  • Nhân viên y tế phải tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người mẹ từng bước thực hiện tốt các nội dung chăm sóc trẻ bằng Khi người mẹ thành thạo, tiếp tục hỗ trợ người mẹ và theo dõi chặt chẽ cho trẻ trong suốt thời gian thực hiện phương pháp Kangaroo tại bệnh viện.
  • Tất cả thành viên của gia đình phải được thông tin về việc thực hiện phương pháp Kangaroo để gia đình cùng giúp đỡ người mẹ chăm sóc con hiệu quả nhất, đặc biệt là người cha, bà ngoại và bà nội.
  • Nếu người mẹ có khó khăn về tâm lý, gia đình, xã hội. Hãy hợp tác với các cán bộ tâm li, xã hội, đoàn thể giúp đỡ người mẹ cách giải quyết tốt nhất.

RA VIỆN

  • Hầu hết các trẻ sinh non/nhẹ cân có thể ra viện sớm nếu phương pháp Kangaroo được thực hiện tốt. Quyết định cho trẻ ra viện phụ thuộc vào cân nặng, tuổi thai, tình trạng sức khoẻ của trẻ, hoàn cảnh và khả năng theo dõi chăm sóc tiếp theo của người mẹ và gia đình. Nếu gia đình ở quá xa bệnh viện hoặc cơ sở y tế, cần cho trẻ ra viện muộn hơn.
  • Tiêu chuẩn ra viện đối với trẻ:

+ Trẻ không có biểu hiện bệnh lý

+ Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ

+ Trẻ đã tăng cân: ≥15g/kg/ngày và trong ít nhất 3 ngày liên tiếp (theo tiêu chuẩn quốc tế là ≥18g/kg/ngày nhưng ở Việt nam thường trẻ không tăng được như quốc tế)

+ Người mẹ tự tin chăm sóc con và có thể đưa con đến khám lại theo hẹn.

– Đối với bà mẹ: cần thành thạo về:

+ Cách thực hiện tiếp xúc da- kề- da tiếp tục cho trẻ tại nhà

+ Biết đáp ứng với các nhu cầu của trẻ như tăng thời gian tiếp xúc da- kề- da nếu trẻ lạnh tay, chân hoặc nhiệt độ môi trường thấp về ban đêm

+ Cách mặc quần áo giữ ấm cho trẻ khi trẻ không ở vị trí căng- gu- ru

+ Cách nuôi con bằng sữa mẹ

+ Cách lau rửa, vệ sinh cho trẻ và giữ ấm cho trẻ sau lau rửa

+ Cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm

+ Nơi nào cần đưa trẻ đến cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu nguy hiểm

+ Nơi khám chăm sóc sức khoẻ định kỳ, thời gian khám lại và nội dung khám

– Hướng dẫn khi ra viện:

+ Cung cấp tờ rơi hướng dẫn phương pháp Kangaroo ngoại trú

+ Hướng dẫn theo dõi thực hiện theo chỉ dẫn trong tờ rơi

+ Hẹn khám lại

+ Hẹn đưa trẻ đến khi có dấu hiệu nguy hiểm

+ Hướng dẫn nơi đưa trẻ đến tiêm chủng

+ Khi nào có thể cho trẻ ra khỏi vị trí căng- gu- ru: nếu trẻ đủ 40 tuần tuổi thai hoặc cân nặng được 3.000g hoặc trẻ không muốn ở trong vị trí căng- gu- ru nữa thì có thể đưa trẻ ra ngoài được.

Bài trướcĐỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi
Bài tiếp theoPhát hiện và cấp cứu trẻ sặc sữa

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.