Tên khác: Bệnh SIDA

Định nghĩa

Suy giảm miễn dịch do virus HIV được truyền chủ yếu qua đường sinh dục, làm bệnh nhân dễ bị các bệnh tái phát nặng (“bệnh cơ hội”) và làm phát triển các khối u lympho.

Căn nguyên

Virus gầy suy giảm miễn dịch ở người (HIV hay còn gọi là VIH) là một retrovirus có ARN. Virus có enzym sao chép ngược (inverse transcryptase) nên biến đổi ARN thành ADN ở bên trong tế bào lympho bị nhiễm. ADN có thể nhân lên ở bên ngoài thể nhiễm sắc hay đi vào nhân, gắn vào ADN của tế bào chủ và tạo ra một hệ gen bị biến đổi. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tê bào bị nhiễm đều chứa ADN của virus. Do vậy, các lympho bào “hỗ trợ” (CD4) bị mất chức năng và/hoặc bị chết. Các lympho bào bị huỷ diệt nhanh hay chậm sẽ dẫn đến suy giảm dần hệ miễn dịch thể dịch cũng như miễn dịch tế bào và hậu quả là gây ra các bệnh cơ hội.

hình ảnh virus hiv
Hình ảnh virus hiv

Virus được truyền qua đường tình dục, máu, chế phẩm từ máu hay các dịch thể khác; hoặc từ mẹ sang con theo đường nhau thai hay lúc sinh. Virus có trong máu, trong tinh dịch, dịch âm đạo, và với số lượng nhỏ trong nước tiểu, nước bọt, nước mắt, mồ hôi, sữa mẹ, mô thần kinh, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết và tuỷ xương. Khả năng lây phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: bệnh càng nặng thì khả năng lây càng lớn.

Thường thì bệnh do HIV nằm yên trong nhiều năm. Trong thời gian này, có thế phát hiện HIV trong huyết tương bằng PCR và số lượng lympho CD4 giảm. Một nửa số người lớn có biểu hiện AIDS sau10 năm bị nhiễm. Khi số lượng CD4 giảm thấp hơn 200/pl thì các bệnh cơ hội có thể xuất hiện. Có nhiều yếu tố còn chưa được biết rõ tái hoạt hoá virus và làm virus nhân lên. Virus ra khỏi cơ thể rất dễ chết. Virus sống được vài giờ trong các mô hoặc máu khô. Phần lớn các chất sát khuẩn diệt được virus (cồn 70°, nước Javel 2,5%), nhiệt độ cao hơn 60° diệt virus.

HIV1 có ở khắp thế giới; HIV2 được xác định đầu tiên ở Tây Phi nhưng cũng đã được thấy ở các vùng khác, nhất là ở châu Âu.

Dịch tễ học

Trên thế giới, ước tính có khoảng-4 triệu người bị AIDS và 22 triệu người bị nhiễm nhưng chưa có biểu hiện bệnh. Hơn 90% người lớn bị nhiễm HIV là ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm ngày càng tăng.

Trong số 8,5 triệu người đã bị AIDS từ khi có dịch đến nay, hơn 7 triệu người đã và đang sống ở châu Phi hạ Sahara; 700.000 người ở châu Mỹ Latinh và 550.000 ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người là nguồn chứa HIV duy nhất do người bị nhiễm truyền sang cho người khác. Người ta phân ra:

Những người nghiện ma tuý theo đường tiêm tĩnh mạch (45% số trường hợp ở châu Âu): truyền theo đường máu, các bơm tiêm hay kim tiêm bị nhiễm.

Những người đồng tính luyến ái (28% ở châu Âu): nguy cơ tăng theo số bạn tình; người thụ động bị nhiều hơn người chủ động.

Người quan hệ tình dục khác giới có quan hệ với người thuộc nhóm có nguy cơ cao (19% ở châu Âu).

Ở nhiều nước đang phát triển, lây truyền chủ yếu theo quan hệ tình dục khác giới.

Người được truyền máu hoặc được truyền máu nhiều lần: lây qua máu bị nhiễm.

Nhân viên y tế có thể bị nhiễm qua máu của người bệnh tiếp xúc với da bị tổn thương.

Người mắc bệnh ưa chảy máu: lây qua các chế phẩm từ máu. Nguy cơ này có trước năm 1985; hiện rất hạn chế.

Các tiếp xúc xã hội thông thường khác, không phải tình dục, không phải qua máu, đời sống gia đình, sử dụng chung bát đĩa, côn trùng đốt v.v… không truyền bệnh.

Xét nghiệm cận lâm sàng

“GIAI ĐOẠN CỬA sổ VỀ MIỄN DỊCH” HAY “CỬA sổ CÓ HUYẾT THANH ĐẢO NGHỊCH”: giai đoạn từ khi nhiễm HIV đến khi phát hiện kháng thể trong máu. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có virus trong máu và có thể truyền bệnh kéo dài 2-8 tuần (có thể dài hơn).

PHÁT HIỆN KHÁNG NGUỴÊN P24: kỹ thuật phát hiện bị nhiễm sớm, cho kết quả dương tính 1 tuần trước khi kháng thể anti-HIV có thể định lượng được. Ớ người không có triệu chứng, kháng nguyên mất đi trong giai đoạn cửa sổ; nhưng kháng nguyên xuất hiện trở lại khi bệnh tiến triển (cho thấy virus sao chép). Sự có mặt trong dịch não tuỷ gợi ý có bệnh não bán cấp. với trẻ do mẹ bị nhiễm HIV sinh ra, kỹ thuật này cho phép chẩn đoán sốm và tiến hành điều trị chống virus và các biện pháp phòng các bệnh cơ hội. Việc phát hiện kháng nguyên này cho phép rút ngắn thời gian “cửa sổ miễn dịch”.

CÁC TEST PHÁT HIỆN: dựa trên sự có mặt của các kháng thể anti-HIV: từ 1985, các test này là bắt buộc đối với người cho máu và bao gồm việc phát hiện kháng thể anti-HIV bởi hai kỹ thuật hoặc hai chất thử khác nhau.

Test ELISA; phát hiện kháng thể anti-HIV bằng cách sử dụng kháng nguyên là chất chiết suất từ virus trong nuôi cấy tế bào (test thế hệ thứ 1) hay các protein được tái tổ hợp bằng kỹ thuật sinh học, tinh khiết hơn (test thế hệ thứ 2). Độ nhậy và độ đặc hiệu của test ELISA là 99%. Các kết quả dương tính giả xảy ra ở phụ nữ đã đẻ nhiều lần, người mối được tiêm phòng cúm hay viêm gan B hoặc bị mắc bệnh tự miễn. Ở 95% số bệnh nhân, các kháng thể có thể phát hiện được 6 tháng sau khi bị nhiễm. Khi đã có suy giảm miễn dịch rõ thì thường có kết quả âm tính giả.

Có những test phát hiện nhanh, cho kết quả sau 20-30 phút nhưng kết quả phải được kiểm định bằng test ELISA được làm với cùng một mẫu.

TEST KHẲNG ĐỊNH: trong trường hợp test ELISA dương tính hoặc không chắc chắn, cần phải khẳng định kết quả bằng một trong hai test sau:

Test Western-Blot (WB): tìm các kháng thể đặc hiệu chống lại nhiều protein khác nhau của virus do các gen cấu trúc mã hoá. Trong đa số trường hợp, test này khẳng định kết quả của test ELISA và cho biết tính phản ứng đối với tất cả các protein của virus. Phản ứng đơn độc với 2 protein (thường là gp 160 và p24/25; hoặc gpl20/110 và gp41) có trong trường hợp đảo nghịch huyết thanh (6-12 tuần sau khi bị nhiễm). Phản ứng với 1 protein (p25) có thể cho thấy là có đảo nghịch huyết thanh đang xảy ra hay bị nhiễm HIV2. 0 người đang tiến triển tới AIDS thì phản ứng anti-p24 tăng. Cuối cùng, test Western-Blot không có phản ứng cho phép khẳng định huyết thanh âm tính.

Test RIPA (Radio-Immuno Precipitation Assay): kỹ thuật phức tạp, dành cho những trường hợp đặc biệt. Test này nhậy với gplio, p25 và cho phép phân biệt các bệnh hỗn hợp.

TEST PCR: phản ứng này cho phép phát hiện những lượng acid nucleic rất nhỏ của HIV. Test này hữu ích trong việc theo dõi tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị, cho việc chẩn đoán sớm ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bị HIV và khi mà các test ELISA và Western-Blot đều âm tính do bị suy giảm miễn dịch nặng.

SAO CHÉP VIRUS: giảm số lượng virus vào lúc đầu trị liệu có giá trị tiên lượng ngắn hạn và có liên quan đến giảm nguy cơ tiến triển sang AIDS.

CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC

Giảm số lượng CD4 dưới 200- 400/pl. Chỉ số CD4/CD8 dưới 1. Huyết thanh dương tính + giảm lympho CD4 < 200/Ấ khẳng định chẩn đoán.

Giảm tiểu cầu nặng do tự miễn.

Beta-2-microglobulin (xem chất này): nồng độ đỉnh trong huyết thanh ở giai đoạn sơ nhiễm. Nồng độ trên 3 mg/1 cho thấy tiến triển sang AIDS nhưng tăng không đặc hiệu.

Neopterin (bình thường <25 nmol/1): tăng lên song song với beta-2-microglobulin.

Phân loại

Sơ nhiễm (giai đoạn huyết thanh đảo nghịch): thường là không có triệu chứng. Trong 50- 70% số trường hợp, có hội chứng giả cúm 3-6 tuần sau sơ nhiễm, có sốt, mệt mỏi, nhức đầu, ỉa chảy, sưng hạch, đau khớp, nổi mẩn và đôi khi có dấu hiệu màng não. Hội chứng này kéo dài 1-2 tuần và tự hết, trong khi đáp ứng với HIV tăng. Vào giai đoạn này, test cần làm không phải là phát hiện kháng thể (chỉ xuất hiện sau 6-8 tuần) mà là phải tìm kháng nguyên vì lúc này người bệnh rất lây. Bệnh ở trẻ sơ sinh có thể được phát hiện bằng tìm kháng nguyên p24.

Bênh không có triệu chứng, huyết thanh dương tính: nếu

không được điều trị, giai đoạn này kéo dài trung bình 10 năm; là khoảng cách từ lúc sơ nhiễm đến khi xuất hiện các triệu chứng. Trong giai đoạn này, số lượng lympho CD4 giảm dần.

+ Bệnh nhân có huyết thanh dương tính nhưng không có triệu chứng (người “lành” mang virus)

+ Bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có một hay nhiều xét nghiệm có kết quả bất thường: thiếu máu, giảm lympho, giảm tiểu cầu, giảm lympho CD4 (<500/pl) chỉ số CD4/CD8 dưới 1 v.v…

Hội chứng sưng hạch bạch huyết và huyết thanh dương tính: bệnh nhân có hạch sưng to, sò thấy được trong ít nhất là 3 tháng và ít nhất ở 2 vùng ngoài bẹn, có hạch to ít nhất là 1 cm đường kính, không có nguyên nhân khác.

+ Không có rối loạn về xét nghiệm cận lâm sàng hoặc

+ Có một hay nhiều rối loạn xét nghiệm: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm lympho CD4 (<500/pl), tỷ lệ CD4/CD8 <1, tăng P2- microglobulin, da mất đáp ứng.

AIDS rõ ràng (giai đoạn có triệu chứng)

HỘI CHỨNG ARC (phức hợp có liên quan đến AIDS): có ít nhất một trong các triệu chứng toàn thân sau đây: giảm cân trên 10%, sưng hạch toàn thân, sốt và/ hoặc ỉa chảy kéo dài từ hơn 1 tháng (không có nguyên nhân khác)

BIỂU HIỆN THẦN KINH

Bệnh não bán cấp do HIV, giảm tâm thần-vận động, vô cảm, tránh né xã hội, loạn trí, run đầu chi, rối loạn phối hợp và động tác viết. Bệnh não này là rối loạn thần kinh hay gặp nhất trong AIDS; các hội chứng khác thường là do bệnh cơ hội hay do các khối u.

Bệnh não có thể thấy ở người có huyết thanh dương tính không có triệu chứng khác hay chỉ có những triệu chứng rất nhẹ. Chẩn đoán được xác định bằng cộng hưởng từ hạt nhân cho thấy nhiều vùng não bị mất myelin.

Trong dịch não tuỷ thường có kháng nguyên p24.

U lympho ác tính nguyên phát ở não: có thể có những triệu chứng khu trú phụ thuộc vào vị trí khối u.

Bệnh tủy sống có hốc: tổn thương thoái hoá hốc trong chất trắng của cột sau và cột bên của đoạn tuỷ ngực.

Viêm màng não vô khuẩn cấp: thường thấy ở giai đoạn sơ nhiễm.

Bệnh thần kinh ngoại biên.

NHIỄM KHUẨN CƠ HỘI

Bệnh hay gặp (xem thuật ngữ này):

+ Viêm phổi do Pneumocystis carinii.

+ Nhiễm nấm thực quản.

+ Nhiễm Herpes simplex (> 1 tháng).

+ Toxoplasma não.

+ Viêm phế quản-phổi do vi khuẩn.

+ Bệnh nhiễm virus cự bào.

+ Bệnh nhiễm vi khuẩn mycobacteri không điển hình.

+ Bệnh lao.

+ Bệnh do Cryptosporidiosis (ỉa chảy).

Nhiễm ký sinh trùng: viêm phổi do Pneumocystis carinii là bệnh cơ hội hay gặp nhất. Bệnh do toxoplasma có viêm phổi, tổn thương mắt (viêm hắc võng mạc) hay tổn thương não (chụp cắt lớp). Hội chứng ỉa chảy do cryptosporidiosis hay do đồng bào tử ở ruột. Giun lươn kèm viêm phổi hay bị tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh Leishmania (chẩn đoán huyết thanh, chọc dò tủy sống).

Bệnh nấm: nhiễm candida ở miệng và thực quản (soi ống mềm), ở phế quản, ở phổi. Nhiễm nấm Cryptococcus néoforman ở phổi, ở thần kinh và màng não (xét nghiệm dịch não tuỷ) hay lan toả. Nhiễm histoplasma toàn thân. Nhiễm nấm Coccidioides immitis lan toả.

Bệnh do vi khuẩn: đặc biệt làlao phổi hay lao ngoài phổi, bệnh do vi khuẩn mycobacteri không điển hình, nhất là do Mycobacterium avium complex (MAC), phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae,legionella, nhiễm khuẩn huyết do salmonella, nocardia, viêm đại tràng do Campilobacter jejuni. Chốc lở (mụn nước nhỏ ở các nếp nhăn, dễ võ và đóng vẩy).

Bệnh do virus: nhiễm virus cự bào ở phổi, ở dạ dày-ruột (viêm đại tràng), ở võng mạc (viêm võng mạc hoại tử, giảm thị lực đột ngột) hay ở thần kinh (viêm não). Herpes da-niêm mạc bị loét ít nhất 1 tháng. Herpes phổi, dạ dày-ruột hay lan toả. Thuỷ đậu, zona. Bệnh do virus Epstein- Barr. Bệnh não tiến triển có nhiều ổ do papovirus.

BỆNH ÁC TÍNH

Sarcom Kaposi (có ở 25% sốbệnh nhân AIDS): u ác tính có nguồn gốc từ các mô lympho lưổi hay nội mạc mạch máu. Biểu hiện bằng một vết màu tím ở da, trở thành một mảng rồi thành một cục. Khối u có thể ở trên da, ở niêm mạc lợi-miệng hay ở các niêm mạc khác (nội soi phế quản và Ống tiêu hoá). Có thể thấy các khối u ở trong phổi. Đến giai đoạn muộn hơn, sưng nhiều hạch và có di căn vào tạng. Sarcom Kaposi có ở 25% bệnh nhân AIDS. Có thể tiến triển không có di căn gặp ở người già bị suy giảm miễn dịch.

u lympho không phải Hodgkin và các ung thư của hệ bạch huyết và hệ võng-nội mô, nhất là u lympho có tế bào lympho T ở não và ở tuỷ xương.

CÁC BIỂU HIỆN KHÁC

Ở mắt:

+ Cục bông: các màng trắng, nhỏ ở bề mặt võng mạc.

+ Viêm võng mạc hoại tử do virus cự bào: bị cả hai bên trong 20% số trường hợp, võng mạc bị hoại tử từ từ, dẫn đến teo võng mạc và mù.

+ Viêm hắc võng mạc do toxoplasma: các mảng trắng do hoại tử, viêm màng bồ đào sau.

Bệnh khác: các loại ung thư, viêm phổi kẽ mạn tính dạng lympho, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Nhiễm bẩm sinh hay nhiễm chu sinh: người mẹ bị nhiễm có thể truyền virus sang con theo đường nhau thai (nhiễm bẩm sinh) hay qua các dịch tiết âm đạo (nhiễm chu sinh); 20-30% trẻ bị nhiễm theo cách này.

Bệnh chỉ thể hiện khi trẻ 1 hay 2 tuổi hoặc muộn hơn; trẻ chậm phát triển, sốt, sưng hạch lan toả, ỉa chảy, nhiễm nấm Candida ở miệng và các bệnh tái phát, thường là do các mầm bệnh cơ hội và bị giảm tiểu cầu.

Có thể thấy tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, giảm trí tuệ và các triệu chứng thần kinh khu trú. Các biểu hiện khác là bệnh về cơ tim, viêm phổi kẽ. Viêm phổi do Pneumocystis carinii thường hay gặp ở trẻ dưới 18 tháng.

Trẻ còn bú có mẹ bị nhiễm hầu như bao giờ cũng có huyết thanh dương tính do kháng thể IgG từ mẹ qua nhau thai trong khi phần lớn trẻ không bị nhiễm. Các kháng thể này có thể tồn tại cho đến khi trẻ được 1 năm.

Tiên lượng

Vào năm 1985, thời gian sống sót trung bình sau khi được chẩn đoán bị mắc AIDS (được xác định bởi việc mắc một bệnh nặng) là 12 tháng. Từ khi có phòng bệnh do Pneumocystis carinii, thời gian này đã tăng lên thành 20 tháng và được kéo dài thêm nữa từ khi có các antiprotease. Khoảng 5% số người bị nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện bệnh và là người bình thường về mặt huyết thanh trong hơn 10 năm.

Điều trị

THUỐC CHỐNG RETROVIRUS

– Thuốc ức chế enzym sao chép ngược: các thuốc dùng trong trị liệu hai thuốc:

+ Zidovudin (Retrovir®) 300mg 2
lần/ngày hay 200 mg 31ần/ngày

+ Didanosin (Videx®) 200 mg 2 lần/ngày

+ Zalcitabin (Hivid®) 0,72 mg 3 lần/ngày

+ Stavudin (D4T, Zerit®) 40 mg 2 lần/ngày

+ Lamivudin (Epivir®) 150 mg 2 lần/ngày

– Thuốc kháng protease: thuốc được dùng kết hợp với 2 thuốc ức chế enzym sao chép ngược trong trị liệu 3 thuốc

+ Indinavir (Crixivan® MSD) 800 mg 3 lần/ngày

+ Ritonavir (Norvir® Abbott) 600 mg 2 lần/ngày

+ Saquinavir (Invirase® Roche) 600 mg 3 lần/ngày

BỆNH KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG VỚI HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH: trị liệu 3 thuốc hiện đang được áp dụng cho bệnh nhân có huyết thanh dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng AIDS nhưng các xét nghiệm sinh học cho thấy có những rối loạn ban đầu về miễn dịch (số lượng lympho CD4 <500/pl) hay có sự nhân lên mạnh của virus (trên 10.000 bản sao/ml máu). Mục đích của điều trị là làm giảm tối đa số lượng virus trong huyết tương xuống mực không phát hiện được bằng các test hiện có.

BỆNH DO HIV Ở GIAI ĐOẠN AIDS VÀ ARC: trị liệu 3 thuốc có mục đích làm giảm nguy cơ tiến triển lâu dài ở bệnh nhân. Không còn hy vọng tiêu diệt virus ở giai đoạn này.

PHÒNG BỆNH CO HỘI: rất quan trọng, nhất là khi số lượng lympho

CD4 dưới 200/ịil. Để đề phòng cả viêm phổi do Pneumocystis carinii và toxoplasma người ta dùng kết hợp Sulfamethoxazol – trimethoprim (Cotrimoxazol) hay dapson + pyrimethamin. Khí dung pentamidin CÓ thể có tác dụng phòng bệnh phổi do p. carinii. Rifabutin, clarithromycin và azithromycin được dùng để phòng các bệnh nhiễm vi khuẩn mycobacteri không điển hình.

Điều trị các bệnh cơ hội: tuỳ theo bệnh.

KHI BỊ NGUY CƠ NHIỄM HIV: trong trường hợp tiêm hoặc da hay niêm mạc bị thương tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm HIV, nên điều trị ngay tức khắc bằng zidovudin và didanosin trong 4 tuần và kiểm tra huyết thanh lúc 3 và 6 tháng. Cách điều trị này cũng được dùng cho nạn nhân bị hiếp dâm.

Phòng bệnh

PHÒNG LÂY TRUYỀN THEO ĐƯỜNG TÌNH DỤC: dùng bao cao su khi giao hợp. Hạn chế tuyệt đối số bạn tình. Không quan hệ theo đường hậu môn.

PHÒNG LÂY TRUYỀN THEO ĐƯỜNG MÁU: chỉ truyền máu của người cho có huyết thanh âm tính. Nên chọn máu của người cho tự nguyện. Loại bỏ những người cho có nguy cơ (ví dụ người từ châu Phi về). Bất hoạt các chế phẩm từ máu. Khuyên người sử dụng ma tuý theo đường tiêm hãy dùng bơm tiêm một lần hoặc không dùng chung bơm tiêm.

CHÚ Ý ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ NGƯỜI LÀM XÉT NGHIỆM: mang và thay găng mỗi lần lấy máu, lấy tinh dịch, giác mạc, đặt ống thông, thay băng v.v… và mỗi khi sử dụng bình, ống nghiệm, ống hút v.v… có máu hay có dịch có khả năng bị nhiễm. Khi mổ một bệnh nhân có huyết thanh dương tính, cần phải mang 2, thậm chí 3 lớp găng. Sát khuẩn các dụng cụ bằng cách sấy hấp hay bằng hoá chất (cồn ethylic, nước Javel 2,5% mối pha, dung dịch glutaraldehyd 2,5%), nên sử dụng tối đa các dụng cụ dùng một lần. Cảnh báo nhân viên phòng thí nghiệm bằng cách đánh dấu các mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân bị AIDS. Cấm không được đậy kim đã sử dụng, đựng các dụng cụ sắc dùng một lần vào các hộp đặc biệt, được đánh dấu, bền và không bị vỡ. Người có tổn thương ở da không được lấy máu bệnh nhân. Sau mỗi lần thay găng phải sát khuẩn bàn tay. Thay quần áo và sấy hấp quần áo. Khi mổ, đặt ống, nội soi, đỡ đẻ hay mổ tử thi phải đeo khẩu trang vằ kính bảo vệ. Rửa sàn nhà bị vấy bẩn bằng nước Javel 10%. Sấy hấp ở nhiệt độ cao chăn màn, ga giường, quần áo bị vấy bẩn. Phải chú ý đặc biệt đến dao cạo râu, bàn chải răng, kính tiếp xúc.

VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI: làm xét nghiệm huyết thanh cho phụ nữ có nguy cơ ngay từ lúc đầu có thai. Nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ bị huyết thanh dương tính là 30%; sự lây truyền thường xảy ra vào 3 tháng cuối hay vào lúc đẻ. Nguy cơ lây truyền giảm rõ rệt bằng cách dùng zidovudin để điều trị người mẹ huyết thanh dương tính có CD4 < 200/pl vào khoảng tuần mang thai 14 đến tuần 34. Khuyên người mẹ không cho con bú. Tất cả trẻ do mẹ có huyết thanh dương tính sinh ra đều bị huyết thanh dương tính do có kháng thể từ mẹ. Trẻ sẽ có huyết thanh âm tính 15 tháng sau nếu nó không bị nhiễm. Phương pháp PCR cho phép chẩn đoán bệnh kể từ lúc trẻ được 6 tháng.

Phát hiện

Test phát hiện được dùng trong các trường hợp sau:

Người trẻ có các triệu chứng lâm sàng phù hợp với chẩn đoán hoặc có bất kỳ bệnh lây truyền theo đường tình dục nào.

Thăm khám trước khi cưới và khi mói bắt đầu có thai.

Bị thương ở gần người bị nhiễm. Nhắc lại test sau 2, 4, 6 tháng và khuyên áp dụng biện pháp tình dục an toàn trong thời kỳ này.

Người được tiếp máu, tiếp huyết tương tươi hay yếu tố VIII.

Các xét nghiệm huyết thanh phát hiện chỉ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, đối tượng phải được thông báo và đồng ý sau khi đã biết những điểm sau:

Những lợi ích cho bản thân (được điều trị sốm) và các biện pháp cần làm để tránh lây truyền cho người khác.

Những nguy cơ do kết quả đáng ngờ, dương tính giả (lo sợ), hay âm tính (an toàn giả) hay ý nghĩa của việc khẳng định kết quả.

Đảm bảo tính bí mật về kết quả.

Có quyền không đồng ý làm xét nghiệm.

Bài trướcBệnh Lậu – Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bài tiếp theoU xơ tuyến tiền liệt (quá sản lành tính tuyến tiền liệt)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.