Châm cứu chữa trị Tai ù – tai điếc

(Nhĩ Lung, Nhĩ Minh – Tinitus Aurium – Surdité – Deaf )

A. Đại cương

Tai ù, điếc do nhiều nguyên nhân gây ra. Trên lâm sàng thường gặp chứng Tai ù, điếc do thần kinh.

Tai ù do công năng thính giác bị rối loạn gây ra.

Tai điếc là công năng thính giác bị mất. Nhẹ là lãng tai, Nặng là điếc.

Nếu bạn không có thời gian đến viện để châm cứu có thể gọi dịch vụ châm cứu tại nhà.

B. Nguyên nhân

Thực Chứng: do Can Đởm hỏa vượng hợp với đờm trọc bốc lên.

Hư Chứng: do Thận suy, hư dương bốc lên.

C. Triệu chứng

Trong tai nghe như có tiếng ve kêu, tiếng gió thổi, càng yên lặng càng nghe rõ, hoặc trong tai nghe yếu, không rõ hoặc không nghe thấy gì.

+ Do Can Đởm hỏa vượng bốc lên hợp với đờm trọc thì thường thấy chóng mặt, bừng nóng, mất ngủ, dễ tức giận.

+ Do Thận suy, dương hư bốc lên thường thấy chóng mặt, lưng đau, gối mỏi.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Dục âm, tiềm dương.

Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Phong Trì (Đ.20) + Trung Chử (Ttu.3) .

Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) .

Cách Châm: châm nhóm huyệt chính, kích thích vừa, cách ngày châm 1 lần. 10-15 ngày là 1 liệu trình.

Thực Chứng: thêm Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) .

Hư Chứng: thêm Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) .

2- Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Dịch Môn(Ttu.3) + Hạ Quan (Vi.7) + Quan Xung (Ttu.1) (Giáp Ất Kinh).

3- Bá Hội (Đc.20) + Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Khê (Đtr.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hàm Yến (Đ.4) + Lư Tức (Ttu.19) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiên Song (Ttr.16) + Thượng Quan (Đ.3) + Trung Chử (Ttu.3) + Tứ Bạch (Vi.2) (Thiên Kim Phương).

4- Nhóm 1: Thiên Dung (Ttr.17) + Thính Hội (Đ.2) + Thính Cung (Ttr.19) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù, tai điếc như ve kêu.

Nhóm 2: Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Khiếu Âm (Đ.11) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Lạc Khước (Bq.8) + Thương Dương (Đtr.1) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).

5- Tai Điếc: Bá Hội (Đc.20) + Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Lạc Khước (Bq.8) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Uyển Cốt (Ttr.4)

Lãng tai: Ế Phong (Ttu.17) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) (Thần Ứng Kinh).

6- Cứu Ế Phong (Ttu.17) 7 tráng + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thận Du (Bq.23)) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Thính Cung (Ttr.19) + Thượng Tinh (Đc.23) 27 tráng ( Châm Cứu Yếu Lãm ) .

7- Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Châm Cứu Đại Thành).

8- Ế Phong (Ttu.17) + Thính Cung (Ttr.19)(Bách Chứng Phú).

9- Thực Chứng: Ế Phong (Ttu.17) + Hiệp Khê (Đ.43) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) .

Ngoại Cảm Phong Tà: thêm Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5).

Can Đởm Hỏa Thịnh: thêm Khâu Khư (Đ.40) + Thái Xung (C.3).

Hư Chứng: Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

10- Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).

11- Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thính Hội (Đ.2) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

12- Do Ngoại Cảm : châm tả Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Trì (Đ.20).

Do Khí Bế: châm tả Ế Phong (Ttu.17) + Thái Xung (C.3) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3).

Do Khí Hãm: châm bổ Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Khí Hải (Nh.6) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Do Can Dương: châm tả Hành Gian (C.2) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Hiệp Khê (Đ.43) + châm bổ Thái Khê (Th.3) + Thính Cung (Ttr.19).

Do Thận Hư: châm bổ Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Thính Cung (Ttr.19) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

13- Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) [kích thích vừa] ((Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

14- Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Cốc (Ttr.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hàm Yến (Đ.4) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hội Tông (Ttu.7) + Khế Mạch (Ttu.18) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Lung Huyệt + Ngoại Quan (Ttu.5) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) + Phù Bạch (Đ.10) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tăng Minh 2 + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Song (Ttr.16) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Thượng Quan + Tứ Độc (Ttu.9) (Châm Cứu Học HongKong).

15- Châm bình bổ bình tả Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thận Du (Bq.23) + Thính Cung (Ttr.19) (’Trung Quốc Châm Cứu’ số 28/1986).

Bài trướcChâm cứu chữa trị bệnh đau nhức xương khớp
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị Sữa thiếu

1 BÌNH LUẬN

  1. E bi diec dot ngot, e di chua nhieu noi ko khoi. E muon dieu tri bang cham cuu. Cho e xin đia chi, hien tai e dang o Hà Nôi. Liên hệ theo SĐT của e 0961.871.658. E tên Nhàn. E cám ơn ạ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.