HÃM CỐC

陷谷穴
S 43 Xiàn gǔ xué

HÃM CỐC
HÃM CỐC

Xuất xứ của huyệt Hãm Cốc:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Hãm Cốc:

– “Hãm” có nghĩa là chim, hõm xuống.
– “Cốc” có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào.
Huyệt nằm ở trong chỗ hõm giữa các xương, ớ đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường đê chừa sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc (Thung lũng chìm).

HÃM CỐC
HÃM CỐC

Huyệt thứ :

43 Thuộc VỊ kinh.

Đặc biệt của huyệt Hãm Cốc:

“Du” huyệt, thuộc “Mộc”.

Mô tả huyệt của huyệt Hãm Cốc:

HÃM CỐC
HÃM CỐC

1. Vị trí xưa:

Ngoài ngón chân cái và ngón thứ 2, chỗ hõm sau đốt thứ nhất (Giáp ất). Nằm sau huyệt Nội đình 2 thốn (Đại thành, Tuần kinh).

HÃM CỐC
HÃM CỐC

2. VỊ trí nay:

Giữa kẹt 2 ngón chân thứ 2 và 3. Huyệt ở chỗ nối thân và đầu trước xương bàn chân 2.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hãm Cốc:

là khe giữa các gân duỗi các ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và
cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2, khe giữa xương bàn chân 2 và 4 – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

HÃM CỐC
HÃM CỐC

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hãm Cốc:

1. Tại chỗ :

Đau khớp cổ chân.

2. Theo kinh :

Phù mặt, viêm kết mạc, sôi ruột, đau bụng.

HÃM CỐC
HÃM CỐC

3. Toàn thân:

Hít-tê-ri, phù thũng, sốt không có mồ hôi.

Lâm sàng của huyệt Hãm Cốc:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Tuyệt cốt trị đầy bụng (Tư sinh). Phối Hạ quản trị sôi ruột (Bách chứng).

HÃM CỐC
HÃM CỐC

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Hạ quản trị bụng căng, sôi ruột. Phối Hạ lũng trị trướng bụng, sôi ruột. Phối Thiên khu, Đại-trường du, Thái bạch, Công tôn trị đau bụng. Phối Hạ quan, Quyền liêu trị mặt mày phù thũng.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 phút.

HÃM CỐC
HÃM CỐC

Tham khảo của huyệt Hãm Cốc:

1. «Giáp ắt» quyển thứ 8 ghi rằng: “Nước đinh lưu ở bên trong, ngực sườn trướng nước, châm Hãm cóc nặn ra máu”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Mắt sưng nhọt mắt, châm Hãm cốc ra máu”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Hãm cốc, Kỳ môn trị sau đẻ hay ợ hơi. Hãm cốc, Huyền chung trị trướng bụng“.

HÃM CỐC
HÃM CỐC

4. «Bách chúng phú» ghi rằng: “Sôi ruột dùng Hạ quản, Hãm cốc” (Phúc nội trường minh, Hạ quản, Hãm cốc năng bình).
5. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng. Huyệt này là “Du” huyệt của Túc Dương minh kinh.

 

Bài trướcHẢI TUYỀN
Bài tiếp theoHẬU DỊCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.